Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Bình Phước: Sản xuất vật liệu xây dựng “đóng băng”

19/04/2023 3:38:55 PM

Mùa khô là cao điểm của ngành Xây dựng, thế nhưng do khó khăn về dòng vốn vay nên nhiều công trình xây dựng phải tạm ngưng thi công. Điều đó khiến ngành cung ứng vật liệu xây dựng như đá, cát, gạch, xi măng giảm đơn hàng. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 35 cơ sở sản xuất gạch nung nhưng thời điểm hiện tại gần như đang “đóng băng”, tạm ngưng hoặc hoạt động cầm chừng để giữ chân người lao động vì cung vượt cầu.


Các mỏ khai thác, chế biến đá xây dựng cũng khó tìm đầu ra vì sức mua giảm.
 
Trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất gạch Trọng Tín ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản sản xuất 30.000 viên gạch, tạo việc làm cho 30 lao động, lợi nhuận khoảng 30%. Ông Nguyễn Trọng Tín, chủ cơ sở cho biết, với số lượng không nhiều nên trong khoảng thời gian từ tháng 11/2022 trở về trước, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay, sức mua giảm nên sản xuất cũng giảm theo. Hiện sức mua giảm sâu đến 40%, giá bán giảm 20% nhưng vẫn ế.

Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Đô Thành, xã An Khương, huyện Hớn Quản là một trong những đơn vị sản xuất gạch tuynel chất lượng lớn nhất nhì trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi ngày Công ty sản xuất 500.000 viên gạch, tạo việc làm cho 120 lao động. Tuy nhiên, nay đơn vị tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng để giữ chân người lao động. Bởi đơn hàng giảm, trong khi các kho bãi chất gạch gần như đã phủ kín không còn chỗ chứa.

Ông Đỗ Đô Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Đô Thành cho biết, từ sau đại dịch Covid-19, khó khăn về dòng vốn nên ngành Xây dựng hầu như “đóng băng”. Các công trình đang xây dựng dở dang thì ngưng thi công, thu hồi cũng không được, nhà thầu thì “bỏ chạy” nên vật liệu xây dựng rất khó tiêu thụ. Thời gian gần đây, mặc dù giá gạch giảm sâu so với thị trường khoảng 30% nhưng vẫn không tìm được đầu ra. Công nhân làm quen việc ở đây từ lâu nên không thể để họ nghỉ việc. Vì vậy, tôi vẫn cho nhà máy hoạt động cầm chừng để giữ chân người lao động. Đồng thời tận dụng thời gian này, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để đáp ứng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, ông Thành cho hay.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch “đóng băng” kéo theo doanh nghiệp khai thác mỏ sét gạch ngói cũng ngưng hoạt động, bởi đầu ra không còn. Anh Nguyễn Văn Hiệp, quản lý mỏ sét gạch ngói xã Thanh Lương, TX. Bình Long cho biết, đơn vị cung ứng đất sét cho 10 lò gạch trên địa bàn và khu vực lân cận nhưng từ đầu tháng 3/2023 đến nay đã ngưng hoạt động. Nguyên nhân là do các lò gạch không có nhu cầu mua đất sét để sản xuất nên mỏ cung ứng sét không còn đầu ra.

Toàn tỉnh hiện có 32 mỏ khai thác, chế biến đá xây dựng. So với sản xuất gạch thì nhu cầu đá xây dựng nhiều hơn, bởi ngoài các công trình nhà cửa thì đá không thể thiếu trong xây dựng đường giao thông, các công trình thủy lợi... Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, từ sau tết Nguyên đán đến nay, sức mua đá xây dựng tại các mỏ giảm bình quân 20% so với trước đó. Anh Bùi Văn Chinh, Giám đốc điều hành mỏ đá Phú Hương, thôn 7, xã Long Giang, TX. Phước Long cho biết, bình thường mỗi ngày có hàng chục xe ra vào chở đá nhưng từ sau tết Nguyên đán đến nay, sức mua giảm nên hoạt động sản xuất ở công trường cũng im ắng, cầm chừng.

Đứng trước thực trạng thị trường vật liệu xây dựng “đóng băng”, các chủ cơ sở sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng như “ngồi trên ghế nóng”, loay hoay tìm nhiều giải pháp để bám trụ. Trong đó, trước mắt làm sao tạo việc làm, giữ chân người lao động. Và chỉ khi các công trình xây dựng hoạt động sôi động trở lại thì mới cứu được ngành cung ứng vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay.

ximang.vn (TH/ Báo Bình Phước)

 

Các tin khác:

Hải Dương: Thiếu vật liệu san lấp, nhà thầu loay hoay ()

Bắc Giang: Thị trường vật liệu xây dựng trầm lắng ()

Cần Thơ: Cát khan hiếm ảnh hưởng kinh doanh và các công trình xây dựng ()

Sắt thép đặt quá nhiều kỳ vọng vào nhu cầu của Trung Quốc ()

Thái Nguyên: Sản xuất vật liệu xây dựng giảm mạnh trong quý I ()

TP. Cần Thơ: Vật liệu xây dựng tăng giá, sức tiêu thụ chậm ()

Thái Nguyên: Chủ động nguồn vật liệu xây dựng thi công các công trình, dự án ()

Cao Bằng: Tăng cường kiểm định vật liệu xây dựng ()

Vĩnh Long: Thị trường gạch ốp lát đa dạng mẫu mã, chủng loại ()

Đồng Tháp cam kết cung cấp 7,4 triệu m3 cát để làm đường cao tốc ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?