Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng

Cần "mạnh tay" để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

30/05/2013 11:14:38 AM

Mặc dù các cơ quan chức năng và người tiêu dùng đã vào cuộc song thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Việc vi phạm xảy ra trên hầu hết các địa phương, nhất là tại các thành phố lớn, đô thị nơi có sức mua cao và ổn định.

 
(Ảnh minh họa)

Những nội dung này đã được đưa ra bàn thảo tại tại Hội nghị "Quyền của người tiêu dùng-trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chương trình doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng" tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.

Chế tài chưa đủ mạnh

Ông Hoàng Văn Phái, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ sau khi xem quảng cáo, ông đến cửa hàng ở Kim Liên được bác sỹ khám và bán cho 10 hộp thuốc "Tâm não khang" điều trị tai biến mạch máu não, trị giá 3,7 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau khi uống thì chân phải của ông bị phù nề, sưng to mãi không khỏi. Ông quyết định không uống nữa và gửi đơn khiếu nại đến Hiệp hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) nhờ can thiệp hộ.

Với sự hỗ trợ của văn phòng khiếu nại của Vinastas, ông Thái đã được công ty Khải Việt trả lại số tiền các hộp thuốc đã uống và cam kết sẽ theo dõi bệnh tình cũng như có biện pháp xử lý nếu hậu quả xấu xảy ra. Sau 1 tuần, chân ông vẫn phù nề nặng nên công ty lại trả cho ông thêm 2 triệu đồng để lấy tiền chữa bệnh và nói là hết trách nhiệm.

Do đó, ông Thái cho rằng mọi người cần tỉnh táo và thận trọng khi mua hàng hóa và dịch vụ cho mình. Cùng với đó, các cơ quan truyền thông nên xác minh thông tin về tính trung thực, chính xác của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải. Ngoài ra, Vinastas cần thêm các chế tài đủ mạnh và đề xuất với Nhà nước những biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hữu hiệu nhất.

Theo ông Đoàn Phương - Chủ tịch Hiệp hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), thời gian qua, Vinastas đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đến đông đảo người tiêu dùng, giúp họ hiểu rõ tác hại của việc buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại.

Hội đã nhận được không ít các đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng. Vinastas đã phối hợp chặt chẽ với các Cục Quản lý thị trường, Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các lực lượng chức năng khác tổ chức nắm bắt thông tin phản ánh của người tiêu dùng, doanh nghiệp bị xâm hại và phối hợp với các doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, vi phạm sở hữu công nghiệp.

Còn theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Sài gòn Food, người tiêu dùng luôn là đối tượng được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên, kết quả của việc này chưa được như ý, còn thấp xa so với yêu cầu thực tiễn và của người tiêu dùng.

Nguyên nhân chủ quan do lực lượng mỏng, còn thiếu chế tài, quy định pháp lý đủ mạnh để có thể xử lý nghiêm và xóa bỏ được vấn nạn này. Đặc biệt, hiện lực lượng chuyên trách để tiếp thu các vụ việc, trực tiếp giải quyết những vụ việc còn rất thiếu về quân số và chưa đạt yêu cầu về nghiệp vụ, nhất là chưa thể đạt trình độ chuyên nghiệp. Trong khi đó, trang thiết bị cũng còn sơ sài và thiếu.

Hiệp hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng chưa thể cũng chưa phát huy hết chức năng, chủ yếu mới dừng ở việc hòa giải, thương lượng giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó, dư luận lại chưa tỏ rõ quan điểm, chưa thống nhất và tạo ra làn sóng đủ mạnh để lấn át và triệt tiêu các vụ vi phạm về quyền của người tiêu dùng.

Cần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bà Lê Thị Thanh Lâm đề xuất đối với những cơ quan có thẩm quyền thì việc kiểm tra, kiểm soát nên thường xuyên chặt chẽ hơn nữa để những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tràn lan như hiện nay. Ngoài ra, các hệ thống phân phối uy tín cần tăng cường sàng lọc những sản phẩm không đúng tiêu chuẩn để sản phẩm kém chất lượng mất cơ hội đến tay người tiêu dùng.

Đặc biệt, các cơ quan truyền thông cần hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp trong viêc không ngừng lên tiếng cảnh báo những vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng vì người tiêu dùng không có điều kiện để xem xét, kiểm tra được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm nên họ sẽ đánh đồng và so sánh giá với sản phẩm có chất lượng.

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký Vinastas cho rằng vấn đề cốt lõi hiện nay là hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng xuyên suốt từ trung ương đến địa phương mà Sở Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Ngoài ra, cần tăng cường ý thức của cả người sản xuất-chế biến và tiêu thụ, tuyên truyền sự cần thiết chấp hành quy định của Nhà nước và khuyến khích sự phát hiện, đấu tranh với các vi phạm quyền của người tiêu dùng trên diện rộng; nâng cao năng lực và kỹ thuật xét nghiệm, phân tích mẫu sản phẩm.

Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vì thế, Nhà nước cần khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và thực hiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Mặt khác, phát hiện và khuyến cáo cộng đồng về hàng hóa, dịch vụ có chất lượng hoặc độ an toàn thấp, có nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng và các thương nhân có dấu hiệu không thực hiện đúng trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng cũng là việc cần làm ngay.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần phải trung thực khi khiếu nại, khiếu nại đúng và có cơ sở bởi như vậy mới đóng góp cho doanh nghiệp và giúp họ phát triển. Để hạn chế và giải quyết nhanh các trường hợp người tiêu dùng lợi dụng, hoạt động của Hội phản ánh sai thực chất chất lượng hàng hóa nhằm mục đích đòi tiền doanh nghiệp, hạ uy tín doanh nghiệp gây cạnh tranh không lành mạnh thì doanh nghiệp nên phối hợp với Hội và cùng nhanh chóng giải quyết sự việc./.

Theo TTXVN *

 

Các tin khác:

Doanh nghiệp và người tiêu dùng: Không thể lợi dụng quá giới hạn ()

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ sự phát triển của doanh nghiệp ()

Hàng hóa đua nhau tăng giá ()

Sáu năm, sữa 30 lần tăng giá ()

Người dân đang bị ’móc túi’ bởi hàng ’không giá’ ()

Qua “Tháng hành động vì quyền NTD: Quyền lợi của NTD Thủ đô đã được đảm bảo hơn ()

Gian nan chống hàng giả, hàng nhái: Bị hại lại… thờ ơ! ()

Trợ giá đổi mũ bảo hiểm: mỗi nơi một giá ()

Người tiêu dùng chưa biết mình có quyền ()

Làm tốt công tác nhãn hiệu là bảo vệ quyền của người tiêu dùng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?