Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

VB - Chính sách

Phiên họp thứ 10, UB TVQH khoá XIII: Lan tràn nạn khai thác khoáng sản trái phép

16/08/2012 9:46:10 AM

Kết quả của đợt giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường đã được trình TVQH chiều qua (15-8). Theo hầu hết thành viên UBTVQH, báo cáo rất dày, chỉ ra nhiều vấn đề, tuy nhiên, chưa phản ánh hết bức tranh tổng thể khai thác khoáng sản. Đặc biệt, báo cáo chưa quy rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc để thất thoát nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.

Đừng nói chính quyền địa phương không biết!

Theo thống kê từ báo cáo giám sát, đến nay nước ta đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Phan Xuân Dũng cho biết: "Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đã đóng góp từ 10-11% GDP (bao gồm cả dầu, khí); giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng theo giá hiện hành năm 2001 là 52.238,6 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng giá trị lên đến 212.164 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng giai đoạn 2001-2009 là 14,9%”.

Điều đáng buồn là trong công tác kiểm tra, thanh tra để bảo vệ nguồn tài nguyên này không bị thất thoát, các cơ quan liên quan luôn đánh giá là "khá tích cực”. Rồi đánh giá các văn bản, chỉ thị cũng được ban hành hàng loạt, được chỉ đạo đẩy mạnh ngày càng hiệu quả hơn… nhưng kết quả thực tế, sai phạm trong lĩnh vực này vẫn tràn lan. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép rầm rộ diện ra tại 51/63 tỉnh, thành phố; tài nguyên vàng sa khoáng, vàng gốc, thiếc, quặng sắt, wonfram… hàng ngày, hàng đêm bị vàng tặc, thiếc tặc… "cần mẫn” đào xới.

Khoáng sản đã trở thành "con mồi” béo bở để hàng loạt các tổ chức, cá nhân "xâu xé” nhưng số tiền phạt cho sai phạm ở lĩnh vực này, ở cấp trung ương chỉ khoảng 2 tỷ đồng, còn ở địa phương khoảng 20 tỷ đồng. Đây là điều gây bức xúc trong phiên thảo luận của TVQH về khai thác khoáng sản chiều qua. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng: "Phạt hàng trăm doanh nghiệp sai phạm ở cấp Trung ương chỉ 2 tỷ đồng, phạt hàng nghìn doanh nghiệp sai phạm ở địa phương, cũng chỉ 20 tỷ đồng. Do năng lực bộ máy hay do chạy theo lợi ích cục bộ, tư lợi để cố tình lờ sai phạm, khiến cho sai phạm ngày càng tràn lan?”. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển khẳng định: "Khai thác vàng lậu, thiếc lậu rồi các loại khoáng sản khác bị khai thác trái phép, chính quyền địa phương đều biết cả, nhưng họ có thực sự muốn làm cho ra nhẽ hay không thôi! Mà khai thác trái phép cũng toàn diễn ra ở những nơi "lộ thiên” chứ có phải ở rừng cao núi sâu gì đâu!”. Cũng theo vị chủ nhiệm này, phải làm rõ được trách nhiệm của bộ nào, ngành nào trong việc ban hành văn bản pháp luật quản lý khai thác khoáng sản chậm, thiếu, yếu. Phải làm rõ trách nhiệm địa phương nào cấp mỏ khoáng sản không đúng quy hoạch, tổng số mỏ khai thác vi phạm là bao nhiêu… "Cần phải liệt kê ra được rõ thì mới quy rõ được trách nhiệm”.

Chưa chỉ rõ địa chỉ sai phạm

Tiếc cho tài nguyên quốc gia bị "ăn chặn”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu băn khoăn, con số 11% GDP mà ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang lại đã là con số từ năm 2009. Đến nay, sau 3 năm, con số này đã có thể lên đến 14 - 16% GDP?. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa than phiền: "Trong thời gian vài năm trở lại đây, các loạt "tặc” trong khoáng sản xuất hiện khắp nơi. Không chỗ nào có khoáng sản, dù chỉ là cát, sỏi mà lại không có sự phức tạp. Có vàng tặc, thiếc tặc đã đành, mà còn có cát tặc, sỏi tặc…”. Tài nguyên quốc gia đang bị đối xử quá bất công, vì sự chưa thực sự vào cuộc, chưa thực sự nhiệt tình, chưa thực sự trách nhiệm của các bộ, ngành cũng như chính quyền các địa phương. Phê báo cáo của đoàn giám sát, ông Khoa kết luận, không có chỗ nào có khoáng sản mà không nóng bỏng, gây bức xúc cho người dân. Thế nhưng báo cáo giám sát lại có vẻ bình yên, dù thực tế bức xúc vô cùng.

Đồng tình quan điểm trên, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng cho rằng, dân nhìn thấy khai thác khoáng sản bừa bãi nhưng giám sát lại chẳng chỉ rõ cơ quan nào, ai để sai phạm. Phải chỉ rõ tồn tại, xác định kĩ nguyên nhân để có giải pháp kịp thời chặn đứng hành vi "ăn chặn” tài nguyên quốc gia. Muốn làm tốt điều này báo cáo phải quy trách nhiệm đúng địa chỉ chứ chung chung như vậy "ai cũng thấy vi phạm ở địa phương nào đó không phải ở địa phương mình”. Góp ý báo cáo giám sát, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, giám sát phải chỉ ra những điểm chưa tốt để tìm cách khắc phục. Chủ tịch QH đề nghị các bộ liên quan tiếp tục phối hợp đoàn giám sát đánh giá, rút ra kết luận để sớm ban hành Nghị quyết về vấn đề này để khai thác, bảo vệ tốt tài nguyên khoáng sản.

Theo Đại Đoàn Kết

 

Các tin khác:

Bắc Giang: Vẫn tiếp diễn khai thác trái phép khoáng sản vật liệu xây dựng ()

Thực hiện chủ trương xóa lò gạch thủ công: Không quyết liệt, không đạt kết quả ()

Công bố quyết định kiểm tra về phòng, chống tham nhũng đối với TCty VICEM ()

Tiến tới cấm triệt để việc dùng đất sản xuất nông nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung ()

Thông tư: Ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề thuộc lĩnh vực xây dựng ()

Mỏ đá vôi xã Thanh Thủy và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được phép khai thác ()

Giao Công ty CP ĐT Thái Bảo Sài Gòn thăm dò, khai thác, chế biến mỏ đá vôi xã Minh Tâm và An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ()

Thông báo về việc đề xuất nhiệm vụ năm 2012 thuộc Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" ()

Điều chỉnh quy hoạch các mỏ đá vôi làm xi măng ()

Quyết định: Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?