Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Nghệ An nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông

06/01/2025 1:00:15 PM

» UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành công văn số 11865/UBND-CN về việc nghiên cứu, quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, chủ động báo cáo tham mưu UBND tỉnh các nội dung thuộc thẩm quyền, quá trình triển khai thực hiện và các vấn đề môi trường nổi cộm phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo đó, trường hợp bắt buộc phải sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp thì ưu tiên áp dụng cho các đoạn tuyến thuộc khu vực hiện trạng có điều kiện thổ nhưỡng với độ mặn bằng hoặc cao hơn độ mặn có trong cát biển được sử dụng làm vật liệu san lấp và có hoạt động khai thác tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản phù hợp với nguồn nước nhiễm mặn.


Đối với các khu vực có điều kiện thổ nhưỡng với độ mặn thấp hơn độ mặn có trong cát biển dùng để san lấp, ít khả năng chịu tác động của hiện tượng sạt lở, sụt lún và các tai biến thiên nhiên, việc sử dụng cát biển để san lấp mặt bằng phải bảo đảm không để các khu vực lân cận bị gia tăng độ mặn từ hoạt động san lấp thông qua các yêu cầu về thi công và xử lý vật liệu san lấp.

Trên cơ sở điều kiện canh tác, sản xuất tại khu vực thi công dự kiến sử dụng cát biển, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về độ nhiễm mặn của đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản làm cơ sở cho việc sử dụng cát biển cho các dự án giao thông, kết quả thí nghiệm của cát biển tại mỏ dự kiến khai thác, cần có biện pháp xử lý cát biển để giảm độ mặn, căn cứ độ mặn sau khi xử lý để xác định phạm vi sử dụng cát biển, xây dựng phương án, chỉ dẫn kỹ thuật thi công trước khi triển khai thi công.

Đồng thời, cần đảm bảo quá trình xử lý độ mặn không gây tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện việc giảm độ mặn của vật liệu.

Trường hợp không thể xử lý độ mặn đảm bảo yêu cầu về môi trường, có thể thực hiện việc đắp nền đường giao thông thông qua giải pháp kỹ thuật sử dụng các vật liệu chống thấm để ngăn cách cát biển với môi trường xung quanh. Hạn chế, giảm thiểu tối đa các tác động gây gia tăng độ mặn diện rộng sang các khu vực lân cận làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân.

Xây dựng và tuân thủ triệt để chương trình quan trắc và giám sát môi trường đất, nước dưới đất và nước mặt dọc hành lang tuyến đường giao thông sử dụng cát biển và khu vực lân cận đảm bảo theo dõi, phát hiện kịp thời các điểm gia tăng độ mặn và khu bị chịu tác động ảnh hưởng.

Dừng hoạt động thi công, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các giải pháp khắc phục cụ thể để khống chế và ngăn chặn sự lan truyền nước nhiễm mặn ra các khu vực lân cận gây tác động xấu đến môi trường, đời sống dân sinh và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ, vấn đề khó khăn nhất trong sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp là nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Do đó, tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư dự án có sử dụng cát biển làm việc liệu san lấp và các các đơn vị liên quan chủ động xây dựng phương án khả thi và triển khai biện pháp xử lý sự cố môi trường kịp thời trong quá trình thí điểm sử dụng cát biển.

>> Chi tiết văn bản, xem TẠI ĐÂY.

ximang.vn (TH/ Lao động)

 

Các tin khác:

Lào Cai tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản ()

Năm 2025: Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

Ninh Bình tăng cường quản lý vùng nguyên liệu sản xuất gạch tuynel ()

Bắc Giang sửa đổi, bổ sung Đề án phát triển vật liệu xây dựng ()

Quảng Trị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản 15 điểm mỏ ()

Nghệ An thu hồi đất khai thác khoáng sản của Công ty Xi măng Sông Lam 2 ()

Bắc Ninh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD ()

Đà Nẵng triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Vật liệu xây dựng ()

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về QLCL sản phẩm, hàng hóa VLXD ()

Lào Cai tăng cường đầu tư phát triển, kiểm soát tỷ lệ sử dụng VLXKN ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?