Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Đến năm 2020: TP.HCM sẽ di dời các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng

24/04/2017 11:14:09 AM

Đến năm 2020, TP.HCM sẽ hoàn tất việc di dời các nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng ra ngoài thành phố; di dời các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp quy hoạch vào khu công nghiệp hoặc đến những địa phương khác có quy hoạch phù hợp. Đó là phương án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng TP. HCM đến năm 2020, định hướng 2030 được trình bày tại Sở Xây dựng TP.HCM sáng 21/4.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ nhiệm dự án, giá trị sản xuất ngành vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng rất thấp trong toàn ngành công nghiệp của thành phố, giảm từ 1% năm 2010 xuống còn 0,57% năm 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2015, giá trị sản xuất của ngành gần như không tăng. Điều này cho thấy ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phải là ngành có thế mạnh của thành phố.

Ngoài ra, nguồn tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của TP.HCM hạn chế về chủng loại, phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng nhỏ, nhiều mỏ khoáng sản nằm trong khu dân cư, khu đô thị.

Do vậy, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm giao dịch, trưng bày, triển lãm sản phẩm vật liệu xây dựng quy mô lớn thay vì tập trung sản xuất.

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, thành phố sẽ hoàn tất di dời các nhà máy, trạm nghiền xi măng đến những địa phương có quy hoạch phù hợp, đồng thời di dời các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động không theo quy hoạch vào các khu công nghiệp hoặc sang địa phương khác. Hiện thành phố có 289 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chỉ 47 trong số này có địa điểm hoạt động phù hợp theo quy hoạch (nằm trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp).

Tuy nhiên, bà Hà cho biết, thành phố có nhu cầu rất lớn đối với các loại vật liệu như đá, cát, vật liệu san lấp, vật liệu hoàn thiện… nhưng chưa sản xuất được. Theo tính toán, đến năm 2020, thành phố sẽ thiếu 0,295 triệu tấn xi măng, 2.800 triệu viên vật liệu xây, 25 triệu m3 đá xây dựng, 20 triệu m3 cát, 53 triệu mét vuông vật liệu ốp lát, 17 - 28 triệu m3 vật liệu san lấp…

Trong thời gian tới, TP.HCM cần hình thành các siêu thị, điểm cung ứng vật liệu xây dựng tập trung. Dự kiến đến năm 2020, toàn thành phố sẽ có 20 cảng với chức năng cảng tổng hợp hoặc chuyên dùng vật liệu xây dựng, sáu siêu thị vật liệu xây dựng... nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho toàn thành phố.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng thành phố cần tăng cường quản lý thị trường vật liệu xây dựng. Vài tuần trở lại đây, giá cát tăng đột biến khiến nhiều chủ đầu tư và người dân điêu đứng, hoặc thời điểm năm 2008 và 2011, có hiện tượng đầu cơ thép, khiến giá thép tăng từ 8.000 - 24.000/kg.

Ông Ngô Minh Lãng, Phó tổng giám đốc Công ty Xi măng Hà Tiên 1, cho rằng vận chuyển xi măng từ Bắc vào TP.HCM rất tốn kém so với tự sản xuất. Hiện các nhà máy, trạm nghiền xi măng được hoạt động phải đảm bảo yêu cầu về môi trường, nồng độ bụi xi măng trong khí thải, tiêu hao điện năng dưới 36 kwh/tấn…, Do vậy, nên xem xét lại việc di dời các trạm nghiền ra khỏi thành phố.

“Mỗi tấn xi măng được vận chuyển từ Bắc vào sẽ mất thêm khoảng 200.000 đồng, nhân với 4,8 triệu tấn phân phối theo quy hoạch năm 2020 thì thành phố sẽ mất đi khoảng 1.000 tỉ đồng”, ông Lãng nói.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

TP.HCM thực hiện tốt việc quản lý các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng ()

Kon Tum ban hành Chỉ thị về sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh ()

Ninh Thuận xóa bỏ cơ sở sản xuất vật liệu bằng lò nung thủ công ()

Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng xuất nhập khẩu ()

Phú Yên: Tăng cường quản lý việc cải tạo đất, thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

Điện Biên: Cần quản lý hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản thông thường ()

Hậu Giang: Phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ()

Đồng Nai: Đóng cửa lò gạch thủ công trong khu dân cư trước năm 2018 ()

Trà Vinh xóa lò gạch thủ công trước năm 2020 ()

Bắc Giang: Bổ sung một số điểm sản xuất gạch vào Quy hoạch VLXD ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?