Tập đoàn SCG đã trải qua tròn 100 năm lịch sử với nhiều chông gai, thử
thách. Hiện tại, SCG đang đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu
ASEAN vào năm 2015, góp phần vào sự phát triển của ASEAN và các quốc gia
nơi SCG đang đầu tư.
>> Bí quyết của người thâu tóm Prime
>> 6 tháng đầu năm 2013, SCG đạt lợi nhuận 13.371 tỷ đồng
Năm 1997, SCG đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á một cách ngoạn mục. Thành công của SGC có thể là bài học đáng suy ngẫm đối với nhiều doanh nghiệp hôm nay, trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn.
SCG tiến hành tái cơ cấu bằng cách tập trung đầu tư vào các ngành kinh doanh chính
Khi đề cập triết lý “sufficiency economy” (tạm dịch là “kinh tế vừa đủ”) của Thái Lan, ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG cho biết, thành tựu của SCG trong những thập kỷ qua một phần được tạo dựng dựa trên những kinh nghiệm vượt khó và khủng hoảng.
Ra đời vào những năm 1970 của thế kỷ trước, triết lý này nhằm định hướng lối sống và hành vi của người Thái, giúp họ có thể hưởng lợi tối đa từ sự phát triển của đất nước một cách công bằng, toàn diện và bền vững.
Về dài hạn, triết lý này nhằm giúp xã hội Thái Lan đạt được sự ổn định và bền vững.
“SCG đã sử dụng triết lý này để hồi phục từ ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Đông Nam Á năm 1997, đồng thời thực hiện tăng trưởng bền vững và ứng phó hiệu quả đối với các thách thức mới đang nổi lên”, ông Trakulhoon nói.
Trong những năm 1990, kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, có những năm mức tăng trưởng là trên 10%. Hồi đó, các phương tiện thông tin đại chúng đều dự báo rằng, Thái Lan sắp sửa trở thành một “Con hổ châu Á mới”.
Trong bối cảnh đó, SCG đã nhanh chóng đa dạng hóa hoạt động của mình, với 10 ngành khác nhau, như xi măng, vật liệu xây dựng, gốm sứ, marketing và thương mại, hóa dầu, bột giấy và giấy, sắt thép, sản xuất ô tô, điện tử và sản xuất máy móc. Việc mở rộng kinh doanh này đã đem lại cho SCG mức lợi nhuận hàng năm lên tới 4-5 tỷ baht (khoảng 160-200 triệu USD). Vào năm 1996, lợi nhuận ròng tăng vọt lên 6,8 tỷ baht (khoảng 272 triệu USD). Tuy nhiên, việc mở rộng đầu tư cũng khiến SCG phải đi vay khoảng 119 tỷ baht (4,76 tỷ USD).
Chẳng bao lâu sau đó, vào năm 1997, kinh tế Thái Lan gần như sụp đổ và rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Lý do là các công ty tư nhân ra sức đầu cơ, trong khi Chính phủ lại yếu kém về giám sát tài chính, cũng như việc các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào nền kinh tế này.
Ngày 2/7/1997, khi Chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng nội tệ, nền kinh tế bong bóng đã vỡ hoàn toàn. Giá trị đồng baht giảm thê thảm trong những tháng sau đó. Nhiều doanh nghiệp và các định chế tài chính bị phá sản.
SCG cũng nằm trong vòng xoáy chung. Trong vòng 1 năm, con số lợi nhuận gần 7 tỷ baht (khoảng 280 triệu USD) của Tập đoàn đã nhanh chóng biến thành số lỗ khổng lồ: 52,55 tỷ baht (khoảng 1,63 tỷ USD). Trong khi đó, doanh số bán sản phẩm của SCG cũng đã giảm mạnh. Số tiền vay của SCG đã vọt lên hơn gấp đôi, ở mức 246,7 tỷ baht (khoảng 5,18 tỷ USD).
Để vượt qua các khó khăn này, Ban lãnh đạo SCG đã nhóm họp tìm giải pháp vì nguy cơ con số nợ có thể tăng thêm nữa do tỷ giá hối đoái bất ổn. Và rồi, SCG đã áp dụng triết lý “kinh tế vừa đủ”, đặc biệt là khái niệm “điều độ”.
Theo đó, SCG tiến hành tái cơ cấu bằng cách tập trung đầu tư vào các ngành kinh doanh chính, hợp lý hóa cơ cấu doanh nghiệp, giảm từ 10 ngành xuống còn 5, bao gồm hóa chất, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối. SCG cũng rút dần vốn ra khỏi các doanh nghiệp không phải là ngành kinh doanh chủ chốt.
Ngoài ra, SCG cũng áp dụng một số biện pháp và chiến lược tài chính và hoạt động khác. Cụ thể, Tập đoàn đã kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản của mình, để đảm bảo rằng chúng được sử dụng hiệu quả. SCG cũng tiến hành đánh giá lại giá trị các tài sản để giảm thiểu các khoản lỗ gây ra từ tỷ giá hối đoái bất ổn.
SCG còn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tăng doanh thu bằng ngoài tệ, đảm bảo cho tập đoàn hoạt động hiệu quả, tránh được các rủi ro từ tỷ giá hối đoái bất ổn. Hơn nữa, bên cạnh việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả các tài khoản của mình, SCG cũng sử dụng các khoản thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) đối với tài sản đang hoạt động để đo lường doanh thu đối với các tài sản này.
Các nỗ lực có tính chiến lược này đã giúp SCG vượt qua khủng hoảng một cách ấn tượng, với tình hình tài chính được cải thiện đáng kể. Trong những năm qua, lợi nhuận hàng năm của SCG là hơn 30 tỷ baht (khoảng 933 triệu USD), so với mức lỗ khổng lồ 52,55 tỷ baht (khoảng 1,63 tỷ USD) vào năm 1997.
Vào năm 2004, SCG đạt mức lợi nhuận kỷ lục là hơn 36,48 tỷ (khoảng 0,9 tỷ USD), trong khi tổng số nợ đã giảm xuống còn 105,51 tỷ baht (khoảng 3,5 tỷ USD).
>> 6 tháng đầu năm 2013, SCG đạt lợi nhuận 13.371 tỷ đồng
Năm 1997, SCG đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á một cách ngoạn mục. Thành công của SGC có thể là bài học đáng suy ngẫm đối với nhiều doanh nghiệp hôm nay, trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn.

SCG tiến hành tái cơ cấu bằng cách tập trung đầu tư vào các ngành kinh doanh chính
Khi đề cập triết lý “sufficiency economy” (tạm dịch là “kinh tế vừa đủ”) của Thái Lan, ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG cho biết, thành tựu của SCG trong những thập kỷ qua một phần được tạo dựng dựa trên những kinh nghiệm vượt khó và khủng hoảng.
Ra đời vào những năm 1970 của thế kỷ trước, triết lý này nhằm định hướng lối sống và hành vi của người Thái, giúp họ có thể hưởng lợi tối đa từ sự phát triển của đất nước một cách công bằng, toàn diện và bền vững.
Về dài hạn, triết lý này nhằm giúp xã hội Thái Lan đạt được sự ổn định và bền vững.
“SCG đã sử dụng triết lý này để hồi phục từ ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Đông Nam Á năm 1997, đồng thời thực hiện tăng trưởng bền vững và ứng phó hiệu quả đối với các thách thức mới đang nổi lên”, ông Trakulhoon nói.
Trong những năm 1990, kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, có những năm mức tăng trưởng là trên 10%. Hồi đó, các phương tiện thông tin đại chúng đều dự báo rằng, Thái Lan sắp sửa trở thành một “Con hổ châu Á mới”.
Trong bối cảnh đó, SCG đã nhanh chóng đa dạng hóa hoạt động của mình, với 10 ngành khác nhau, như xi măng, vật liệu xây dựng, gốm sứ, marketing và thương mại, hóa dầu, bột giấy và giấy, sắt thép, sản xuất ô tô, điện tử và sản xuất máy móc. Việc mở rộng kinh doanh này đã đem lại cho SCG mức lợi nhuận hàng năm lên tới 4-5 tỷ baht (khoảng 160-200 triệu USD). Vào năm 1996, lợi nhuận ròng tăng vọt lên 6,8 tỷ baht (khoảng 272 triệu USD). Tuy nhiên, việc mở rộng đầu tư cũng khiến SCG phải đi vay khoảng 119 tỷ baht (4,76 tỷ USD).
Chẳng bao lâu sau đó, vào năm 1997, kinh tế Thái Lan gần như sụp đổ và rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Lý do là các công ty tư nhân ra sức đầu cơ, trong khi Chính phủ lại yếu kém về giám sát tài chính, cũng như việc các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào nền kinh tế này.
Ngày 2/7/1997, khi Chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng nội tệ, nền kinh tế bong bóng đã vỡ hoàn toàn. Giá trị đồng baht giảm thê thảm trong những tháng sau đó. Nhiều doanh nghiệp và các định chế tài chính bị phá sản.
SCG cũng nằm trong vòng xoáy chung. Trong vòng 1 năm, con số lợi nhuận gần 7 tỷ baht (khoảng 280 triệu USD) của Tập đoàn đã nhanh chóng biến thành số lỗ khổng lồ: 52,55 tỷ baht (khoảng 1,63 tỷ USD). Trong khi đó, doanh số bán sản phẩm của SCG cũng đã giảm mạnh. Số tiền vay của SCG đã vọt lên hơn gấp đôi, ở mức 246,7 tỷ baht (khoảng 5,18 tỷ USD).
Để vượt qua các khó khăn này, Ban lãnh đạo SCG đã nhóm họp tìm giải pháp vì nguy cơ con số nợ có thể tăng thêm nữa do tỷ giá hối đoái bất ổn. Và rồi, SCG đã áp dụng triết lý “kinh tế vừa đủ”, đặc biệt là khái niệm “điều độ”.
Theo đó, SCG tiến hành tái cơ cấu bằng cách tập trung đầu tư vào các ngành kinh doanh chính, hợp lý hóa cơ cấu doanh nghiệp, giảm từ 10 ngành xuống còn 5, bao gồm hóa chất, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối. SCG cũng rút dần vốn ra khỏi các doanh nghiệp không phải là ngành kinh doanh chủ chốt.
Ngoài ra, SCG cũng áp dụng một số biện pháp và chiến lược tài chính và hoạt động khác. Cụ thể, Tập đoàn đã kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản của mình, để đảm bảo rằng chúng được sử dụng hiệu quả. SCG cũng tiến hành đánh giá lại giá trị các tài sản để giảm thiểu các khoản lỗ gây ra từ tỷ giá hối đoái bất ổn.
SCG còn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tăng doanh thu bằng ngoài tệ, đảm bảo cho tập đoàn hoạt động hiệu quả, tránh được các rủi ro từ tỷ giá hối đoái bất ổn. Hơn nữa, bên cạnh việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả các tài khoản của mình, SCG cũng sử dụng các khoản thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) đối với tài sản đang hoạt động để đo lường doanh thu đối với các tài sản này.
Các nỗ lực có tính chiến lược này đã giúp SCG vượt qua khủng hoảng một cách ấn tượng, với tình hình tài chính được cải thiện đáng kể. Trong những năm qua, lợi nhuận hàng năm của SCG là hơn 30 tỷ baht (khoảng 933 triệu USD), so với mức lỗ khổng lồ 52,55 tỷ baht (khoảng 1,63 tỷ USD) vào năm 1997.
Vào năm 2004, SCG đạt mức lợi nhuận kỷ lục là hơn 36,48 tỷ (khoảng 0,9 tỷ USD), trong khi tổng số nợ đã giảm xuống còn 105,51 tỷ baht (khoảng 3,5 tỷ USD).
Theo Báo Đầu tư *