Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Ngành Xi măng Hàn Quốc thúc đẩy sử dụng nhiên liệu thay thế

31/12/2024 7:51:50 AM

» Theo Business Korea, ngành Xây dựng tại Hàn Quốc đang trong bối cảnh suy thoái kéo dài, chi phí tăng do tỷ giá hối đoái và giá điện cao khiến ngành Xi măng nước này đang dần chuyển sang nhiên liệu thay thế để tiết giảm chi phí sản xuất.


Các công ty xi măng lớn như Ssangyong C&E, Sungshin Cement và Sampyo Cement đang ưu tiên tận dụng nhựa thải và các giải pháp thay thế khác để giảm thiểu tác động của giá than tăng cao. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi những thách thức bên ngoài khi thị trường xây dựng tại Hàn Quốc đang dần suy yếu và những áp lực nội tại, bao gồm các quy định nghiêm ngặt hơn về môi trường.

Dự báo cho thấy nhu cầu xi măng tại quốc gia này sẽ giảm xuống dưới 42 triệu tấn vào năm 2025, thậm chí còn thấp hơn nữa. Ssangyong C&E dự báo nhu cầu sẽ giảm xuống khoảng 41 triệu tấn, trong khi Sungshin Cement dự đoán sẽ giảm xuống dưới 40 triệu tấn.

Xi măng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá than bitum nhập khẩu do biến động tỷ giá hối đoái làm tăng chi phí. Ngược lại, nhiên liệu thay thế từ nhựa thải mang lại sự ổn định hơn mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao.

Một đại diện từ Sungshin Cement cho biết, nhiên liệu thay thế ít bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái. Mục tiêu của Sungshin Cement là tối đa hóa việc sử dụng chúng trong phạm vi doanh nghiệp của mình. 

Kết quả tài chính quý 3 năm 2024 cho thấy sự suy thoái rõ ràng, khi doanh số của Hanil Cement giảm 8,3%, Asia Cement giảm 14,7% và Sampyo Cement giảm 4,5% trong khi giá điện công nghiệp tăng 10,2% cho thấy triển vọng của ngành Xi măng Hàn Quốc trong năm tới vẫn nhiều thách thức.

ximang.vn (TH/ Cemnet)

 

Các tin khác:

Công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ phát triển loại xi măng thay thế thân thiện với môi trường ()

KHD nghiên cứu thiết kế kỹ thuật đầu cuối cho dự án GeZero của Heidelberg Materials ()

Hiệp hội Xi măng Thế giới dự báo nhu cầu xi măng sẽ giảm vào năm 2050 ()

Ngành Xi măng Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái tăng và các cuộc đình công ()

11 tháng: Nhập khẩu xi măng của Argentina tăng mạnh ()

10 tháng: Indonesia tiêu thụ nội địa hơn 53,21 triệu tấn xi măng ()

Gia hạn điều tra xi măng, clinker của Việt Nam ảnh hưởng tới ngành Xi măng Đài Loan ()

Bangladesh chi khoảng 939 triệu USD cho nhập khẩu clinker ()

Ngành Xi măng của Iran đối mặt với khủng hoảng do nguồn cung năng lượng hạn chế ()

DTI điều tra tác động của việc gia tăng xi măng nhập khẩu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?