Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Huy động 8 tỉnh dồn vật liệu xây dựng cho dự án Vành đai 3 TP.HCM

10/02/2023 9:13:54 AM

Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM kiến nghị UBND TP có văn bản gửi UBND các tỉnh có chủ trương cho phép khai thác khoáng sản (cát xây dựng, cát đắp nền) phục vụ dự án Vành đai 3 TP.HCM.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang về nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ dự án Vành đai 3 TP.HCM.

Cụ thể, dự án Vành đai 3 TP.HCM dài hơn 76 km được tính toán cần hơn 14,8 triệu m³ vật liệu. Trong đó, đất đắp nền cần hơn 1,6 triệu m³, cát đắp nền hơn 7,2 triệu m³, cát xây dựng cần gần 1,5 triệu m³, đá xây dựng 4,4 triệu m³.

Đất đắp nền và đá xây dựng thì 4 địa phương có tuyến đường đi qua cơ bản đáp ứng đủ. Tuy nhiên, dự án có nguy cơ thiếu 7,2 triệu m³ cát đắp nền và cát xây dựng.

Đối với đất đắp nền, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Bình Dương và Long An cam kết đáp ứng đủ khối lượng đất đắp nền. Cụ thể, tỉnh Bình Dương cung ứng khoảng 70% nhu cầu, Long An cung ứng khoảng 30% còn lại.

Với đá xây dựng tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cam kết cung ứng khoảng 40% nhu cầu (mỗi tỉnh cung cấp khoảng 1,76 triệu m³), còn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cam kết đáp ứng khoảng 20%.

Cát xây dựng tỉnh Bình Dương đảm bảo đáp ứng đủ khoảng 30% nhu cầu, tỉnh Đồng Nai đảm bảo đáp ứng đủ 40% nhu cầu.

Như vậy, tổng lượng cát xây dựng sẵn sàng cung cấp cho dự án khoảng 70%, còn với 30% khối lượng còn lại dự kiến sẽ lấy tại An Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.


Tuy nhiên, theo ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang các mỏ cát xây dựng tại địa phương đều đã được cấp phép khai thác và đồng thời phải ưu tiên cung cấp cho các tuyến cao tốc, các công trình trọng điểm của tỉnh.

Cụ thể, như các dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tuyến nối quốc lộ 91, tuyến tránh TP. Long Xuyên…

Mặt khác, tuy tỉnh An Giang và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quy hoạch các mỏ cát vùng núi, nhưng các mỏ cát này không hiệu quả về kinh tế bởi diện tích và chi phí giải phóng mặt bằng lớn, điều kiện vận chuyển khó khăn.

Còn với cát đắp nền (cát san lấp), các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long có khả năng đáp ứng khoảng 3,6 triệu m³, tương đương 50% nhu cầu dự án. Tuy nhiên, để khai thác khoáng sản phục vụ dự án cần được chấp thuận chủ trương của UBND cấp tỉnh.

Đối với 50% cát đắp nền còn lại dự kiến sẽ lấy tại tỉnh Đồng Tháp (khoảng 20%) và tỉnh An Giang (khoảng 30%). Nhưng 2 địa phương từ chối cung cấp cho dự án với lý do ưu tiên phục vụ các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Với tình hình như trên, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố có văn bản gửi UBND các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu có chủ trương cho phép khai thác khoảng sản (cát xây dựng, cát đắp nền) nhằm đảm bảo nguồn cung vật liệu cho dự án Vành đai 3 TP.HCM.

Tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ phối hợp với sở ngành các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch khảo sát thực tế tại các mỏ. Tổ sẽ lập danh sách các mỏ khoáng sản đang khai thác có trữ lượng đáp ứng nhu cầu dự án và các mỏ dự phòng để báo cáo UBND Thành phố.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Vicem Bút Sơn khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện ()

Xuất bản báo cáo ngành Xi măng Việt Nam năm 2022 ()

Thanh Hóa: Đảm bảo bình ổn giá và nguồn cung vật liệu xây dựng ổn định, minh bạch ()

Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình kiểm tra tiến độ xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn ()

Điểm tin trong tuần ()

Đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển ()

Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá với thép cán nguội Trung Quốc ()

Xi măng Cẩm Phả phát động “Tết trồng cây” Xuân Quý Mão năm 2023 ()

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế cao với căn hộ trên 50 triệu đồng/m2 ()

Khẩn trương rà soát nguồn vật liệu làm cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?