Vừa qua Tập đoàn JFE Steel (Nhật Bản) đã chính thức thông báo tới Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam về việc ngừng xem xét đầu tư vào dự án Thép Quảng Liên với tổng vốn đầu tư lên 4,5 tỷ USD và công suất của nhà máy sẽ là 5 triệu tấn thép/năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xác nhận điều này và cho biết, lý do khiến JFE quyết định ngừng theo đuổi dự án trên là vì thị trường thép đang suy giảm, trong khi có khá nhiều dự án thép lớn đã và đang được xây dựng tại Việt Nam, cũng như miền Nam Trung Quốc.
Hiện ở Việt Nam, Liên hợp Thép Formosa, vốn đầu tư 9,9 tỷ USD đang được khẩn trương xây dựng tại Hà Tĩnh. Ở phía Nam, đó là các dự án thép của Posco, China Steel…
Dự án Thép Quảng Liên bắt đầu được triển khai từ năm 2006 và đã qua 4 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, nhưng sau gần 10 năm, dự án này không mấy tiến triển.
Đầu năm 2012, JFE và E-United (Tập đoàn của Đài Loan, hiện nắm giữ 90% vốn của dự án Thép Quảng Liên) đã ký thỏa thuận về việc JFE sẽ nghiên cứu đầu tư dự án này. Nếu JFE đầu tư dự án, thì nhiều khả năng, E-United sẽ chuyển toàn bộ phần đầu tư của mình cho JFE.
Sau hơn 2 năm đeo đuổi, với hàng loạt đề xuất liên quan đến ưu đãi đầu tư, xin thêm đất, xây dựng khu cảng riêng, nhà máy điện riêng…, JFE đã rút lui. Thậm chí, ngay trong quá trình nghiên cứu dự án, JFE cũng đã xin giãn tiến độ và nhiều lần bày tỏ mối quan ngại liên quan đến thị trường thép ảm đạm, hiệu suất kinh doanh của JFE không cao và quan trọng nhất là đồng yên có xu hướng giảm giá so với USD, khiến tổng mức đầu tư dự án theo đồng yên tăng cao.
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất trao đổi, ngay sau khi JFE xin rút, E-United đã có văn bản thông báo rằng, họ sẽ tiếp tục đầu tư dự án này.
Hiện nay, E-United và Tycoons, đối tác còn lại trong dự án, đã giải ngân được 73 triệu USD cho công tác giải phóng mặt bằng, cũng như thực hiện một số hạng mục công trình khác, như khu ký túc xá, đóng cọc… UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã bàn giao 337 ha đất của dự án cho nhà đầu tư.
Đã dốc một khoản tiền không nhỏ, E-United sẽ không bỏ lửng dự án. Nhưng thực tế triển khai chậm trễ trong thời gian qua cho thấy, một mình E-United sẽ không dễ dàng triển khai được dự án thép này.
Hiện ở Việt Nam, Liên hợp Thép Formosa, vốn đầu tư 9,9 tỷ USD đang được khẩn trương xây dựng tại Hà Tĩnh. Ở phía Nam, đó là các dự án thép của Posco, China Steel…
Dự án Thép Quảng Liên bắt đầu được triển khai từ năm 2006 và đã qua 4 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, nhưng sau gần 10 năm, dự án này không mấy tiến triển.
Đầu năm 2012, JFE và E-United (Tập đoàn của Đài Loan, hiện nắm giữ 90% vốn của dự án Thép Quảng Liên) đã ký thỏa thuận về việc JFE sẽ nghiên cứu đầu tư dự án này. Nếu JFE đầu tư dự án, thì nhiều khả năng, E-United sẽ chuyển toàn bộ phần đầu tư của mình cho JFE.
Sau hơn 2 năm đeo đuổi, với hàng loạt đề xuất liên quan đến ưu đãi đầu tư, xin thêm đất, xây dựng khu cảng riêng, nhà máy điện riêng…, JFE đã rút lui. Thậm chí, ngay trong quá trình nghiên cứu dự án, JFE cũng đã xin giãn tiến độ và nhiều lần bày tỏ mối quan ngại liên quan đến thị trường thép ảm đạm, hiệu suất kinh doanh của JFE không cao và quan trọng nhất là đồng yên có xu hướng giảm giá so với USD, khiến tổng mức đầu tư dự án theo đồng yên tăng cao.
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất trao đổi, ngay sau khi JFE xin rút, E-United đã có văn bản thông báo rằng, họ sẽ tiếp tục đầu tư dự án này.
Hiện nay, E-United và Tycoons, đối tác còn lại trong dự án, đã giải ngân được 73 triệu USD cho công tác giải phóng mặt bằng, cũng như thực hiện một số hạng mục công trình khác, như khu ký túc xá, đóng cọc… UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã bàn giao 337 ha đất của dự án cho nhà đầu tư.
Đã dốc một khoản tiền không nhỏ, E-United sẽ không bỏ lửng dự án. Nhưng thực tế triển khai chậm trễ trong thời gian qua cho thấy, một mình E-United sẽ không dễ dàng triển khai được dự án thép này.
Quỳnh Trang (TH/ Đầu tư)