Theo đó, phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh bao gồm
toàn tỉnh Quảng Ninh có cập nhật, phân tích mở rộng ra các vùng lân cận
tỉnh Quảng Ninh như thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Bắc Giang,
Lạng Sơn và khu vực biên giới Trung Quốc giáp với tỉnh.
Đồ án đã bám sát định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh “một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá”; “kết nối vùng ở cấp quốc gia và kết nối khu vực ở cấp quốc tế”; lựa chọn định hướng phát triển, tổ chức không gian vùng tỉnh Quảng Ninh gồm 1 trung tâm và 4 tiểu vùng, trong đó vùng đô thị Hạ Long (Hạ Long- Cẩm Phả- Hoành Bồ) sẽ là đô thị trung tâm, cùng với 4 tiểu vùng tạo thành các vùng đô thị vệ tinh.
![]()
Mục tiêu của quy hoạch là tới năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước; xoá đói, giảm nghèo bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản- Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Đến năm 2050, Quảng Ninh sẽ trở thành vùng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế, là trung tâm của “hai vành đai, một hành lang” kinh tế, cửa ngõ của Asean ra Trung Quốc; trở thành vùng trung tâm du lịch-dịch vụ quốc tế; vùng đô thị phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại 1, thành phố trực thuộc T.Ư; trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bộ Xây dựng đã có ý kiến bổ sung vào đồ án về các nội dung như: Nên xây dựng một đô thị tuyến tính từ Đông Triều đến Móng Cái; cần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, để mang lại hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng; cần nhận dạng, đánh giá cụ thể hơn về những tiềm năng thế mạnh nổi trội của tỉnh; cần xây dựng kịch bản, giải pháp cho những vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai... Quảng Ninh sẽ không phát triển đô thị theo chuỗi đường 18 mà sẽ phát triển đô thị theo hệ thống xương cá để khai thác, phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Đồ án cũng quy hoạch rõ khu vực tuyệt đối không lấn biển như Hạ Long, khu vực có lấn biển nhưng giới hạn như Vân Đồn, khu vực lấn biển tối đa như Tiên Yên. Đồng thời, để thực hiện lộ trình phát triển theo hướng từ “nâu” sang “xanh”, trong thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn nguyên môi trường các mỏ than và tạm dừng hoạt động một số nhà máy xi măng…

Mục tiêu của quy hoạch là tới năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước; xoá đói, giảm nghèo bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản- Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Đến năm 2050, Quảng Ninh sẽ trở thành vùng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế, là trung tâm của “hai vành đai, một hành lang” kinh tế, cửa ngõ của Asean ra Trung Quốc; trở thành vùng trung tâm du lịch-dịch vụ quốc tế; vùng đô thị phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại 1, thành phố trực thuộc T.Ư; trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Bộ Xây dựng đã có ý kiến bổ sung vào đồ án về các nội dung như: Nên xây dựng một đô thị tuyến tính từ Đông Triều đến Móng Cái; cần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, để mang lại hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng; cần nhận dạng, đánh giá cụ thể hơn về những tiềm năng thế mạnh nổi trội của tỉnh; cần xây dựng kịch bản, giải pháp cho những vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai... Quảng Ninh sẽ không phát triển đô thị theo chuỗi đường 18 mà sẽ phát triển đô thị theo hệ thống xương cá để khai thác, phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Đồ án cũng quy hoạch rõ khu vực tuyệt đối không lấn biển như Hạ Long, khu vực có lấn biển nhưng giới hạn như Vân Đồn, khu vực lấn biển tối đa như Tiên Yên. Đồng thời, để thực hiện lộ trình phát triển theo hướng từ “nâu” sang “xanh”, trong thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn nguyên môi trường các mỏ than và tạm dừng hoạt động một số nhà máy xi măng…
SJ (TH/ Báo Quảng Ninh)