Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn đã có nhiều khởi sắc, nhiều công trình hạ tầng đã được đầu
tư xây dựng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Thanh
Hóa. Nhưng hiện nay vẫn còn một số quy hoạch bất hợp lí, đất dành cho
phát triển hệ thống dịch vụ còn thiếu khiến cho Nghi Sơn ít thu hút được
đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào KKT này.
KTT Nghi Sơn có tổng diện tích 18.612 ha, nằm cách thành phố Thanh Hóa
40 km về phía nam, giáp với tỉnh Nghệ An và biển Đông; có lợi thế đặc
biệt về giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt. Hệ thống hạ
tầng trong khu kinh tế (điện, nước, giao thông, và các dịch vụ khác ...)
từng bước đang được đầu tư xây dựng. Trong đó, cảng nước sâu với quy
hoạch 10 cầu cảng, công suất trên 10 triệu tấn/ năm, cho tàu 10 vạn tấn
(hiện nay đã hoàn thành 2 bến cho tàu 3 vạn tấn), là đầu mối giao lưu
kinh tế với cả nước, khu vực và quốc tế.
Tháng 10-2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận. Tại Diễn đàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư và ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư, tổng cộng khoảng 4 tỷ USD.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết quy hoạch Khu công nghiệp chưa cân nhắc kĩ đến chi phí đầu tư san lấp mặt bằng, dẫn đến giá thuê mặt bằng ở một số khu đất cao. Diện tích đất phát triển công nghiệp sau lọc hóa dầu còn thiếu, chưa tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Hơn nữa, thực tế khi triển khai dự án liên hợp lọc hóa dầu, các dự án nhiệt điện, xi măng công suất đều vượt thiết kế. Do đó cần thiết phải quy hoạch mở rộng KKT.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng chủ yếu như hệ thống đường giao thông, cảng nước sâu, xử lí nước thải, chất thải rắn... hầu như chưa có công trình nào hoàn thành đồng bộ, phần lớn còn dở dang chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư.
Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lí KKT Nghi Sơn nghiên cứu xây dựng Đề án Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT Nghi Sơn giai đoạn 2014-2017 nhằm mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, đảm bảo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai, đầu tư các dự án tại KKT Nghi Sơn...
Thanh Hóa cũng phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các đường trục chính trong KKT Nghi Sơn (như mở rộng đường 513, Bắc Nam 1, 2, Đông Tây 4,... đường vào Mỏ Sét, dự án cấp nước thô KKT Nghi Sơn).
Để làm được điều đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Cần thống nhất nhận thức của các ngành, các cấp trong việc ưu tiên đầu tư cho KKT Nghi Sơn, nếu không ưu tiên sẽ tụt hậu trong thu hút đầu tư đối với các tỉnh.
Đồng thời, ngoài cơ chế thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, cần huy động các nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ các mục tiêu, vốn tiết kiệm từ nguồn sự nghiệp kinh tế, tăng thu...
Tháng 10-2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận. Tại Diễn đàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư và ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư, tổng cộng khoảng 4 tỷ USD.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết quy hoạch Khu công nghiệp chưa cân nhắc kĩ đến chi phí đầu tư san lấp mặt bằng, dẫn đến giá thuê mặt bằng ở một số khu đất cao. Diện tích đất phát triển công nghiệp sau lọc hóa dầu còn thiếu, chưa tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Hơn nữa, thực tế khi triển khai dự án liên hợp lọc hóa dầu, các dự án nhiệt điện, xi măng công suất đều vượt thiết kế. Do đó cần thiết phải quy hoạch mở rộng KKT.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng chủ yếu như hệ thống đường giao thông, cảng nước sâu, xử lí nước thải, chất thải rắn... hầu như chưa có công trình nào hoàn thành đồng bộ, phần lớn còn dở dang chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư.
Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lí KKT Nghi Sơn nghiên cứu xây dựng Đề án Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT Nghi Sơn giai đoạn 2014-2017 nhằm mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, đảm bảo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai, đầu tư các dự án tại KKT Nghi Sơn...
Thanh Hóa cũng phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các đường trục chính trong KKT Nghi Sơn (như mở rộng đường 513, Bắc Nam 1, 2, Đông Tây 4,... đường vào Mỏ Sét, dự án cấp nước thô KKT Nghi Sơn).
Để làm được điều đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Cần thống nhất nhận thức của các ngành, các cấp trong việc ưu tiên đầu tư cho KKT Nghi Sơn, nếu không ưu tiên sẽ tụt hậu trong thu hút đầu tư đối với các tỉnh.
Đồng thời, ngoài cơ chế thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, cần huy động các nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ các mục tiêu, vốn tiết kiệm từ nguồn sự nghiệp kinh tế, tăng thu...
SJ (TH/ Báo Hải quan)