Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đã liên tục
mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất
tiên tiến, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất lớn về
xi măng trong khu vực. Sau nhiều năm phải nhập khẩu, từ năm 2010, Việt
Nam đã xuất khẩu được xi măng. Theo đó, khu vực Châu Phi cũng là một
trong những thị trường tiềm năng cho Việt Nam trong việc xuất khẩu mặt
hàng này, trong đó đặc biệt là các nước phía Nam Châu Phi.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đã liên tục mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất lớn về xi măng trong khu vực. Sau nhiều năm phải nhập khẩu, từ năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được xi măng. Theo đó, khu vực Châu Phi cũng là một trong những thị trường tiềm năng cho Việt Nam trong việc xuất khẩu mặt hàng này, trong đó đặc biệt là các nước phía Nam Châu Phi.
Nhập khẩu xi măng của một số nước khu vực phía Nam Châu Phi năm 2014
![]()
Giá nhập khẩu xi măng trung bình năm 2013 của một số nước phía Nam Châu Phi
![]()

Nhu cầu xi măng của khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC) dự báo sẽ tăng trong thời gian tới với Quy hoạch phát triển hạ tầng Khu vực được triển khai trong vòng 15 năm tới, cũng như chương trình phát triển hạ tầng của Chính phủ Nam Phi trị giá 400 tỷ USD trong giai đoạn từ 2015 – 2018. Dự báo, đầu tư phát triển sản xuất xi măng tại SADC sẽ đạt 940 triệu USD trong giai đoạn 2013 – 2018.
Giá nhập khẩu xi măng trung bình năm 2013 của một số nước phía Nam Châu Phi

Mặc dù giá thành sản xuất xi măng tại SADC khá cao do giá điện và nhiên liệu, tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu xi măng của các nước khu vực miền Nam Châu Phi luôn cao. Do đó, lợi nhuận của ngành xi măng vẫn được đảm bảo.
Quỳnh Trang (TH)