Phát triển các nhà máy nhiệt điện than, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và nhu cầu tiêu thụ điện đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều nhà máy nhiệt điện nhưng hiện nay việc tiêu thụ lượng tro, xỉ thải ra vẫn đang gặp khó khăn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 nhà máy nhiệt điện, với tổng công suất phát điện là 5.450MW. Trong đó, 6 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động, riêng Nhà máy nhiệt điện Thăng Long đang trong giai đoạn đầu tư hoàn thiện. Hằng năm, 6 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động thải ra khoảng 5 triệu tấn tro, xỉ. Diện tích đất các bãi tro, xỉ thải khoảng 500ha. Nhận thức rõ việc thu gom, quản lý và xử lý tro, xỉ làm vật liệu xây dựng (VLXD), vật liệu san lấp mặt bằng là cấp thiết, các doanh nghiệp nhiệt điện đang tích cực nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu, tìm đối tác phối hợp để xử lý.
Cụ thể, Công ty CP Nhiệt điện Đông Triều đã phối hợp với Công ty CP Thanh Tuyền nghiên cứu thành công việc đưa tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều vào sản xuất VLXD không nung, đạt tiêu chuẩn QCVN 16:2014 với công suất gạch xây 60 triệu viên/năm, ngói lợp 2 triệu m2 và gạch lát teraro 1 triệu m2/năm. Hiện sản phẩm ngói và gạch lát của công ty đã xuất khẩu sang một số nước.
Tương tự, tại Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh đã đầu tư 4 silô chứa tro thải bay, với dung tích 2.500m3/1 silô và tiêu thụ mỗi năm khoảng 72.000 tấn tro bay cho các đơn vị sản xuất xi măng, bê tông đầm lăn. Bên cạnh đó, công ty đang tiếp tục mời thầu các đơn vị vào nghiên cứu, xử lý xỉ để sản xuất VLXD và có thể sử dụng vào các lĩnh vực khác.
Còn tại Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Tổng Công ty Phát điện 1 đã thu gom tro bay, hợp đồng với 2 đơn vị tiêu thụ ổn định và cho 1 đơn vị thầu hồ xỉ thải để khai thác bán cho các tổ chức, cá nhân sản xuất VLXD trên địa bàn. Các nhà máy nhiệt điện còn lại cũng đã có phương án thu gom tro, xỉ và thuê vận chuyển bán cho các nhà máy sản xuất xi măng, các đơn vị sản xuất VLXD. Trong đó, nhà máy nhiệt điện tại Mông Dương 2 đã có 2 bãi xỉ thải tại phường Mông Dương (diện tích 25ha) và thôn Hà Chanh, xã Cộng Hòa (diện tích 187 ha). Riêng nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 mới đang báo cáo UBND tỉnh xin quy hoạch khoảng 4ha đất nền gần nhà máy (trước đây là bãi tập kết thiết bị) và khu văn phòng công trường của Dự án Nhiệt điện Mông Dương 2 (hiện không sử dụng) làm nhà máy chế tạo gạch không nung.
Cụ thể, Công ty CP Nhiệt điện Đông Triều đã phối hợp với Công ty CP Thanh Tuyền nghiên cứu thành công việc đưa tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều vào sản xuất VLXD không nung, đạt tiêu chuẩn QCVN 16:2014 với công suất gạch xây 60 triệu viên/năm, ngói lợp 2 triệu m2 và gạch lát teraro 1 triệu m2/năm. Hiện sản phẩm ngói và gạch lát của công ty đã xuất khẩu sang một số nước.
Tương tự, tại Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh đã đầu tư 4 silô chứa tro thải bay, với dung tích 2.500m3/1 silô và tiêu thụ mỗi năm khoảng 72.000 tấn tro bay cho các đơn vị sản xuất xi măng, bê tông đầm lăn. Bên cạnh đó, công ty đang tiếp tục mời thầu các đơn vị vào nghiên cứu, xử lý xỉ để sản xuất VLXD và có thể sử dụng vào các lĩnh vực khác.
Còn tại Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Tổng Công ty Phát điện 1 đã thu gom tro bay, hợp đồng với 2 đơn vị tiêu thụ ổn định và cho 1 đơn vị thầu hồ xỉ thải để khai thác bán cho các tổ chức, cá nhân sản xuất VLXD trên địa bàn. Các nhà máy nhiệt điện còn lại cũng đã có phương án thu gom tro, xỉ và thuê vận chuyển bán cho các nhà máy sản xuất xi măng, các đơn vị sản xuất VLXD. Trong đó, nhà máy nhiệt điện tại Mông Dương 2 đã có 2 bãi xỉ thải tại phường Mông Dương (diện tích 25ha) và thôn Hà Chanh, xã Cộng Hòa (diện tích 187 ha). Riêng nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 mới đang báo cáo UBND tỉnh xin quy hoạch khoảng 4ha đất nền gần nhà máy (trước đây là bãi tập kết thiết bị) và khu văn phòng công trường của Dự án Nhiệt điện Mông Dương 2 (hiện không sử dụng) làm nhà máy chế tạo gạch không nung.

Bãi thải tro xỉ Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 đã sắp đầy.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, việc nghiên cứu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu tại chỗ, nhất là xỉ thải nhiệt điện làm VLXD là thiết thực, ý nghĩa, góp phần tiết kiệm tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường, tạo việc làm, bảo đảm nguồn cung VLXD thay thế các VLXD thiếu hụt tại địa phương và tăng hiệu quả kinh tế từ các dự án đầu tư xây dựng. Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng KHCN sản xuất VLXD mới, thân thiện với môi trường, đặc biệt là VLXD, vật liệu san lấp từ tro, xỉ thải nhiệt điện.
Tuy nhiên, tỉnh cũng đề xuất Bộ Xây dựng và các bộ, ngành chức năng tháo gỡ một số vướng mắc. Cụ thể, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trong việc xử lý tro, xỉ tại các nhà máy nhiệt điện vào công trình xây dựng. Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện trên địa bàn Quảng Ninh sớm lập và trình phê duyệt Đề án xử lý, sử dụng tro xỉ, thạch cao các nhà máy nhiệt điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 452/QĐ-TTg.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT phối hợp, sớm có sự điều chỉnh, nhận diện đúng mức đối với tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện để có cơ chế thích hợp. Cụ thể, cần đưa tro, xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện vào danh mục chất thải thông thường. Hiện nay, theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại, tro xỉ nhà máy nhiệt điện thuộc loại nguy hại 1 sao, thuộc diện phải kiểm soát. Khi vận chuyển tro xỉ đến chỗ khác làm VLXD phải được cơ quan chức năng cấp phép vận chuyển và sử dụng. Đây chính là một trong những rào cản khiến việc xử lý tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện còn hạn chế.
Tuy nhiên, tỉnh cũng đề xuất Bộ Xây dựng và các bộ, ngành chức năng tháo gỡ một số vướng mắc. Cụ thể, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trong việc xử lý tro, xỉ tại các nhà máy nhiệt điện vào công trình xây dựng. Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện trên địa bàn Quảng Ninh sớm lập và trình phê duyệt Đề án xử lý, sử dụng tro xỉ, thạch cao các nhà máy nhiệt điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 452/QĐ-TTg.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT phối hợp, sớm có sự điều chỉnh, nhận diện đúng mức đối với tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện để có cơ chế thích hợp. Cụ thể, cần đưa tro, xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện vào danh mục chất thải thông thường. Hiện nay, theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại, tro xỉ nhà máy nhiệt điện thuộc loại nguy hại 1 sao, thuộc diện phải kiểm soát. Khi vận chuyển tro xỉ đến chỗ khác làm VLXD phải được cơ quan chức năng cấp phép vận chuyển và sử dụng. Đây chính là một trong những rào cản khiến việc xử lý tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện còn hạn chế.
ximang.vn (TH/ Báo Quảng Ninh)