Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Nhiều giải pháp xử lý chất thải thành năng lượng tái tạo

01/07/2011 8:49:11 AM

Ngày 30/6, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã phối hợp với TCTy CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tổ chức hội thảo “Công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng- khả năng triển khai tại Việt Nam” với sự tham dự của gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, nghiên cứu, và doanh nghiệp… đang tham gia hoạt động, nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, xử lý rác thải.

Hội thảo có mục đích nhằm tập hợp những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, giới chuyên môn về công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng (Waste to Energy- WtE), đóng góp các kiến nghị tới cơ quan chức năng của nhà nước để có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm ứng dụng công nghệ này một cách hiệu quả tại Việt Nam.

Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, xử lý rác đang trở thành vấn đề bức thiết của xã hội, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, lượng rác tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng rác thải ước tính khoảng 5.000 tấn/ngày. Dự tính đến năm 2012 các bãi chứa rác Hà Nội sẽ lấp đầy. Tại TP Hồ Chí Minh, các bãi chứa rác cũng đã bị lấp đầy mấy năm nay, trung bình mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải ra môi trường. Trung bình hàng năm TP Hồ Chí Minh phải chi 235 tỷ đồng để xử lý rác. Tuy nhiên, việc xử lý rác hiện nay đang sử dụng những công nghệ rất thô sơ, việc chôn lấp rác chiếm tới 98%, dễ gây ô nhiễm môi trường và rất khó có thể xử lý. Trong khi đó, tiến độ xây dựng nhà máy xử lý rác lớn nhất Việt Nam vẫn đang ì ạch. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như: lấy mùn do rác phân hủy từ các ô rác đem đi cải tạo đồng ruộng, xử lý rác thành phân hữu cơ, biến rác thành gạch và bê tong giá rẻ. Tuy nhiên việc xử lý rác thải không triệt để và hiện vẫn dừng ở quy mô nhỏ. Vì vậy, các chuyên gia tại Hội thảo đều cho rằng muốn giải quyết bài toán về rác thải cần tập trung đầu tư công nghệ xử lý rác.

Trên thế giới, công nghệ WtE đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia và cho thấy đạt hiệu quả cao. Xu hướng các quốc gia đang chuyển sang sử dụng công nghệ WtE ngày càng cao và tỷ lệ áp dụng bãi chon lấp hợp vệ sinh ngày càng giảm. Như tại Mỹ, có tới hơn 100 nhà máy sử dụng công nghệ này. Ở Đức, Anh, Pháp cũng có hơn 60 nhà máy ở mỗi nước. Singapore, Thái Lan cũng đã xây dựng 3 nhà máy sử dụng công nghệ WtE.

Ưu điểm của công nghệ này là xử lý được rác triệt để, giảm khối lượng rác thải xuống chỉ còn 10%, không gây ô nhiễm môi trường, có thể tận dụng hơi trong lò đốt để phát điện… Nhiều nước thậm chí còn xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ này ngay trong thành phố vì nó không gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải được xử lý nhanh chóng… và có thể tận dụng nhiệt để sưởi cho các khu dân cư. Tuy nhiên, giá thành đầu tư công nghệ này cao hơn nhiều so với công nghệ truyền thống.

Theo các chuyên gia, việc xử lý rác thải phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu. Đây là vấn đề an sinh xã hội và cũng là cho tương lai. Song các nhà đầu tư, địa phương cũng cần suy xét đến giá thành đầu tư, tổng lượng rác cần xử lý… và các yếu tố khác để có thể áp dụng công nghệ WtE. Các chuyên gia cũng đồng quan điểm cho rằng nếu có thể nên áp dụng trước tại 02 thành phố có lượng rác thải lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Thành Phương- TGĐ Vinaconex cho biết, đơn vị sẽ tham gia nghiên cứu và triển khai công nghệ xử lý rác thải bởi đây là vấn đề có ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, bên cạnh các hoạt động có ý nghĩa xã hội như: xây dựng nhà cho đồng bào vùng lũ, nhà ở cho người thu nhập thấp, cung cấp nước Sông Đà đáp ứng nhu cầu lớn về nước cho người dân Thủ đô…

Việt Nam sẽ hình thành một nền công nghiệp môi trường, phần đấu giảm lượng rác chôn lấp xuống còn 10-15% nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường, gây lãng phí tài nguyên đất.

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Nhà nước và nhân dân cùng phải làm ()

Sáng kiến tiết kiệm năng lượng ()

Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp ()

Công ty Xi măng Hoàng Thạch: Tiết kiệm điện góp phần nâng cao sức cạnh tranh ()

Ký kết dự án thúc đẩy Hiệu suất Năng lượng trong Công nghiệp ()

TP.Hồ Chí Minh: Tiết giảm trên 786 triệu kWh điện/năm nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng ()

Xây nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời ()

Trung Quốc: Trung tâm thể thao pha lê sử dụng năng lượng mặt trời ()

Nhiều sản phẩm siêu tiết kiệm điện tại Hội chợ Entech ()

ENTECH Hà Nội 2011: “Cầu nối” cho doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?