Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát điện nhiệt dư

Ý nghĩa kinh tế xã hội của hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa

09/12/2014 10:36:36 AM

Sau Quy hoạch Số: 1488/QĐ-TTg của TTCP về Quy hoạch phát triển ngành xi măng, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các nhà máy xi măng có công suất lò nung từ 2.500 tấn clinker/ ngày trở lên phải có hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện.

Đối với nhà máy đang sản xuất hoặc đang triển khai đầu tư có công suất 2.500 tấn clinker/ ngày chưa có hệ thống tận dụng nhiệt thừa để phát điện chậm nhất 31/12/2014 phải đầu tư xong.

Nhưng đến nay, hầu như rất ít các nhà máy triển khai thực hiện. Ngoại trừ duy nhất Công ty xi măng Chinfon đã đưa hệ thống phát điện nhiệt dư vào hoạt động trong tháng 10 vừa qua. Ngoài ra còn có Công ty xi măng Hoàng Thạch đã tổ chức đấu thầu nhưng chưa triển khai thực hiện. Bên cạnh đó một số nhà máy xi măng như xi măng Bút Sơn, xi măng Bình Phước đang trong giai đoạn xây dựng dự án, chuẩn bị kinh phí đầu tư. Còn lại hầu hết các nhà máy cũng đang cầm chừng nghe ngóng, tập trung vào sản xuất xi măng, trong bối cảnh khủng hoảng còn chưa thoát đáy.


Công nghệ phát điện tận dụng nhiệt dư nhiệt độ thấp có nồi hơi phụ đốt nhiên liệu ngoài cho lò quay xi măng.

Theo tính toán, 1 tấn nhiệt khí thải có thể sản xuất ra 3 - 5 kWh điện. Nếu tất cả các nhà máy sản xuất xi măng của Việt Nam tận dụng nhiệt thải từ các lò nung clinker để phát điện, mỗi năm, sẽ tận dụng được khoảng 1,5 tỷ kWh. Đây là con số khá lớn đối với một ngành công nghiệp có suất tiêu hao năng lượng lớn như xi măng.

Việc tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện không còn mới lạ đối với các quốc gia có ngành công nghiệp xi măng phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... Công nghệ trên đã được ứng dụng và có quy định bắt buộc nên đa số các nhà máy xi măng ở các nước này đều lắp hệ thống phát điện từ nhiệt khí thải.

Ở Việt Nam, công nghệ này được Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng tìm hiểu từ những năm 1997, sau đó Tổ chức Phát triển nguồn năng lượng mới (NEDO) của Nhật Bản tài trợ cho nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 một trạm phát điện nhiệt khí thải công suất 2.950 kW. Kể từ khi đưa vào ứng dụng, trạm này đã chứng minh được tính hiệu quả.

Qua quá trình thử nghiệm, thấy được lợi ích lâu dài, nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 đã chuẩn bị đầu tư dây chuyền mới công suất 3.000 tấn clinker/ ngày và lắp đặt hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải công suất từ 4 - 5 MW để phát điện.

Công ty Xi măng Holcim Việt Nam cũng là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cũng như tận dụng các chất thải để tái chế nguồn nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Công ty đã khởi công xây dựng trạm phát điện tận dụng nhiệt thừa khí thải công suất 6 MW, tổng vốn đầu tư 18 triệu USD tại nhà máy Xi măng Hòn Chông, mỗi năm sản xuất 44 triệu kWh điện.

Với công suất đó, đáp ứng đủ lượng điện cho toàn bộ Nhà máy Xi măng Hòn Chông vận hành trong 88 ngày, tiết kiệm được 9.000 tấn than đá hoặc 6.450 tấn dầu HFO để sản xuất điện mỗi năm. Việc tái sử dụng các nguồn nhiệt thải này, giúp Holcim đạt được mục tiêu giảm 25% khí thải CO2 trong năm 2011. Đây là giải pháp thiết thực hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà Holcim mong đợi.

Được biết, để sản xuất 1 tấn xi măng phải tiêu hao 100 kWh điện. Với công suất toàn ngành khoảng trên 50 triệu tấn/ năm như hiện nay sẽ tiêu tốn trên 5 tỷ kWh điện. Ngoài ra, các doanh nghiệp xi măng còn tiêu thụ một lượng lớn nguyên liệu như than, dầu. Vì vậy, công nghệ tận thu nhiệt thừa khí thải sẽ giúp giảm thiểu chi phí và lượng điện năng cho việc sản xuất xi măng. Đặc biệt, công nghệ này còn góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường, giảm lượng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, việc đầu tư dây chuyền tận dụng nhiệt khí thái để phát điện mang lại ý nghĩa cho xã hội to lớn như sau:

- Bên cạnh những khoản lợi từ việc đầu tư dự án cho Chủ đầu tư như lợi nhuận sau thuế thu nhập hàng năm do dự án mang lại còn có các khoản lợi cho xã hội như hàng năm đóng góp cho ngân sách hàng tỷ đồng từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT.

- Chủ đầu tư sẽ chủ động được một phần điện cho sản xuất trong khi đất nước ngày càng thiếu điện, góp phần trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm điện năng cho quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ. Hàng năm chủ động được một sản lượng điện tương ứng với một tỷ lệ chiếm khoảng 20% sản lượng điện tiêu thụ của nhà máy.

- Trong trường hợp Chính phủ thắt chặt chính sách tiết kiệm năng lượng đối với một số ngành có tiêu thụ nhiều điện như ngành xi măng, ngành thép… việc đầu tư đự án tận dụng nhiệt để phát điện cho sản xuất xi măng sẽ tránh được việc cắt giảm điện của EVN cho Chủ đầu tư nếu có. Nếu không đầu tư, Chủ đầu tư sẽ có thể bị thiếu hụt một sản lượng tương đương lượng clinker hoặc xi măng tương ứng do chính sách tiết kiệm cắt giảm điện của EVN theo yêu cầu của Chính phủ.

- Việc đầu tư dây chuyền này sẽ làm môi trường tự nhiên sẽ được cải thiện do việc giảm phát thải khí CO2 góp phần vào việc thực hiện cắt giảm khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Rõ ràng, trong bối cảnh việc sản xuất điện từ nhiệt điện (tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch) và thủy điện ngày càng khan hiếm; việc tận dụng nhiệt thừa trong các nhà máy xi măng ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

ximang.vn

 

Các tin khác:

Tháo gỡ phương án vốn đầu tư Hệ thống phát điện nhiệt dư các Nhà máy Xi măng ()

Dự án tận dụng nhiệt dư để phát điện của Ngành xi măng: Mục tiêu chủ động giảm 20% đến năm 2015 có bảo đảm? ()

Dự án nhà máy phát điện nhiệt dư: Vừa tiết kiệm năng lượng vừa bảo vệ môi trường ()

Xây nhà máy phát điện tái sử dụng năng lượng thừa ()

Tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng: Quá nhiều thách thức ()

Ngành xi măng: Biến khí thải thành điện năng ()

Sản xuất điện từ nhiệt thừa, rác thải ()

Phát điện nhiệt thải ở Trung Quốc ()

Trạm phát điện nhiệt khí thải – Thực trạng và giải pháp đầu tư tại Việt Nam. ()

Xi măng Kiên Lương- Doanh nghiệp tiên phong tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trong nhà máy xi măng. ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?