Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

FLSmidth với tham vọng phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng Việt Nam

15/06/2021 10:45:53 AM

Ngày nay, chúng ta đều biết rằng ngành công nghiệp xi măng đang đóng góp tiêu cực vào lợi ích của thiên nhiên. Ngành này chịu trách nhiệm cho khoảng 7% lượng khí thải CO2 trên Thế giới. Nếu xi măng là một quốc gia, thì nó sẽ là quốc gia phát thải lớn thứ ba Thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này cho thấy thách thức và nhu cầu chuyển đổi của lĩnh vực này để vừa thực hiện các cam kết của Nghị Định Thư Paris về giảm biến đổi khí hậu vừa đảm bảo sự thịnh vượng và tăng trưởng cho xã hội.


Tháp trao đổi nhiệt công nghệ hiện đại của hãng FLSmidth - Đan Mạch tại nhà máy Xi măng Xuân Thành - Hà Nam.

Khí thải CO2 từ lĩnh vực xi măng chủ yếu được tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, Petcoke hoặc nhiên liệu dầu. Tại Việt Nam, các nhiên liệu hóa thạch này ngày càng được nhập khẩu nhiều hơn từ các nước thứ ba, tạo ra sự phụ thuộc năng lượng ngày càng cao. Ngoài khí thải CO2, các thành phần tinh mịn khác như NOx được thải ra trong quá trình sản xuất xi măng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng địa phương.

Bên cạnh khí thải từ ngành công nghiệp xi măng, chất thải từ các ngành công nghiệp và sinh hoạt đang trở thành một thách thức ngày càng tăng. Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ ở Việt Nam đang gây ra những thách thức về quản lý chất thải và ô nhiễm.Tốt nhất, chúng ta nên tìm ra các giải pháp để giải quyết những thách thức này cùng một lúc.

FLSmidth ước tính có thể giảm phát thải CO2 khoảng 70%/kg xi măng vào năm 2030 bằng cách tận dụng các cơ hội từ các công nghệ tiên phong hiện có, các dự án đổi mới và R&D giai đoạn đầu. Để đạt được điều này, chúng tôi đang phát triển các giải pháp như trộn clinker với các vật liệu thay thế, khám phá việc sử dụng các loại xi măng mới và cung cấp các giải pháp cho các nhà sản xuất xi măng để vận hành các nhà máy xi măng sử dụng nhiên liệu thay thế 100% bao gồm các giải pháp biến chất thải thành năng lượng.  Vừa tiến tới triệt tiêu hoàn toàn phát thải ngành, vừa thúc đẩy giải pháp để ngành xi măng sử lý triệt để chất thải của các ngành khác và của xã hội, biến chúng thành năng lượng, nguyên liệu đầu vào cho xi măng.

Tại Việt Nam, lịch sử hợp tác của FLSmidth với ngành công nghiệp xi măng Việt Nam bắt đầu từ những ngày phôi thai của ngành. Nhà máy xi măng lâu đời nhất Việt Nam hiện nay là Xi măng Hải Phòng được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 một phần bởi FLSmidth. Dây chuyền Xi măng Hải Phòng mới được xây dựng tại Tràng Kênh năm 2004 và vào năm 2021, nhà máy Xi măng Hải Phòng mới đã được FLSmidth nâng cấp với công nghệ nung luyện mới nhất để đạt các mục tiêu phát triển bền vững như giảm phát thải, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi chất thải thành năng lượng.

Ngay sau ngày thống nhất đất nước và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đan Mạch, chính phủ Đan Mạch đã có những hỗ trợ ODA tái thiết nền kinh tến Việt Nam sau chiến tranh. FLSmidth tự hào là một trong những đối tác đầu tiên trong các dự án đó với với việc cung cấp thiết bị toàn bộ dây chuyền 1 cho nhà máy Xi măng Hoàng Thạch năm 1977 với công nghệ lò quay, phương pháp khô, là nhà máy xi măng có công nghệ hiện đại tiên tiến nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
 

Hệ thống Robot lấy mẫu tự động của hãng FLSmidth.

Những năm thời kỳ đổi mới, FLSmidth tự hào là nhà cung cấp và xây dựng thêm nhiều dây chuyền đồng bộ, công nghệ hiện đại, tiên tiến với tiêu chuẩn châu Âu cho các như dây chuyền nhà máy Xi măng Hoàng Thạch 2, 3, nhà máy Xi măng Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và gần đây là Xi măng Xuân Thành, Xi măng Tân Thắng.

Ngày 9/2/2020, với sự hiện diện đặc biệt của Ngài Đại sứ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam, FLSmidth vinh dự ký Tuyên Bố Hà Nội, một thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty xi măng Việt Nam Vicem để cùng nghiên cứu, cải tiến các công nghệ đột phá hướng tới phát triển bền vững cho môi trường cho xã hội và ngành xi măng được đặt tên là Zero Emission - Natural Cycle. Một năm sau dù chịu ảnh hướng lớn từ tác động của đại dịch Covid-19, cả FLSmidth và Vicem vẫn cho thấy kết quả, sự thành công của những cam kết mạnh mẽ và đúng hướng này.

Với công nghệ mới nhất của mình, FLSmidth cho phép sản xuất xi măng với chất lượng cao nhất, hiệu suất nhiệt tốt nhất mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cho phép chuyển đổi rác thải đô thị và công nghiệp thành năng lượng để sản xuất xi măng và điện cho người dân, cho phép kiểm soát khí thải để sản xuất clinker và xi măng không ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Nhiều giải pháp đã tồn tại để góp phần vào một ngành công nghiệp xi măng tốt hơn, nhưng vẫn còn rất nhiều giải pháp đang phát triển nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu thay thế, cải tiến quy trình chế tạo clinker, phát triển loại xi măng mới cũng như tích hợp ngành năng lượng và quản lý chất thải vào ngành xi măng ở Việt Nam.

Sau 138 năm khám phá tiên phong trong ngành xi măng, FLSmidth đã và đang đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của quy trình sản xuất xi măng, từ khai thác đá, đến xử lý vật liệu, định lượng, quy trình nung, nghiền, kiểm soát ô nhiễm không khí, hệ thống dẫn động, đóng bao và số hóa. Tất cả những đổi mới này làm cho FLSmidth trở thành nhà cung cấp thiết bị dây chuyền và các giải pháp hàng đầu về kỹ thuật cho ngành xi măng. Điều này cũng đòi hỏi một mức độ trách nhiệm cao với tư cách là đơn vị nắm giữ vị trí hàng đầu trong ngành mà đòi hỏi phải có kiến thức đặc thù độc đáo về toàn bộ vòng đời của nhà máy xi măng.
 
ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Tro bay - Vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường ()

Xi măng Xuân Thành chú trọng sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường ()

Xi măng Trung Sơn tập trung cải tiến công nghệ hướng tới phát triển bền vững ()

Vật liệu xanh cho công trình xanh ()

Tận dụng tài nguyên rác trong sản xuất xi măng – Lời giải cho bài toán kinh tế và môi trường ()

Xi măng La Hiên sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ()

Kenya: Sản xuất gạch lát nền bằng rác thải nhựa ()

Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống xử lý chất thải thân thiện hơn với môi trường trong tương lai ()

Ngành xi măng dần thoát khỏi định kiến về môi trường ()

Quảng Ninh: Đẩy mạnh quản lý, sử dụng tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?