Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Bê tông tự liền vết nứt: Kỷ nguyên mới cho ngành VLXD (P2)

03/01/2017 5:04:11 PM

(ximang.vn) Các vết nứt tế vi là nguyên nhân chính dẫn đến phá vỡ cấu trúc xây dựng. Hiện nay, một trong những phương pháp khả thi nhất để hạn chế các vết nứt này là để bê tông tự hàn các vết nứt lại. Gần đây, người ta phát hiện ra rằng các sản phẩm khoáng hình thành trong quá trình chuyển hóa của vi sinh vật (vi khuẩn) có thể hàn gắn vết nứt, cũng như góp phần cải thiện tính chất cơ lý của bê tông. Ngay lập tức, loại vật liệu này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tự liền vết nứt cho cũng như cải thiện tính bền cho vật liệu xây dựng.

>> Bê tông tự liền vết nứt: Kỷ nguyên mới cho ngành VLXD (P1)
>> Bê tông tự liền vết nứt: Kỷ nguyên mới cho ngành VLXD (P3)

2. Bê tông sinh học hoạt động như thế nào?

Bê tông tự vá vết nứt là một loại bê tông sử dụng công nghệ sinh học để tạo ra các tinh thể gốc Calxite (CaCO3). Các tinh thể này ở dạng không hòa tan và gắn các vết nứt. Trong các loại vi khuẩn có thể dùng trong bê tông tự vá, Bacillus là loại có khả năng phân hủy tốt nhất. Các vi khuẩn kết hợp các chất dinh dưỡng như Nitơ (N), Photpho (P). Các chất này được cho thêm vào trong quá trình trộn bê tông. Sản phẩm chính tạo ra là tinh thể CaCO3. Các loại vi khuẩn này là những vi khuẩn có khả năng chịu nóng, chịu lạnh tốt, và có thể sống đến 200 năm mà không cần Oxy và thức ăn. Do đó, loại bê tông này góp phần kéo dài tuổi thọ của công trình xây dựng thêm nhiều thập kỷ so với bình thường.

3. Cơ chế sinh học quá trình tự vá vết nứt

Sơ đồ quá trình tạo tinh thể CaCO3 của vi khuẩn:


Vi khuẩn khi gặp những điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm thông qua quá trình tự phân bào và sinh nhiệt của chúng. Vi khuẩn sẽ lớn lên nhanh chóng thành một tổ chức theo cụm. Khi quá trình trao đổi chất của vi khuẩn diễn ra, các chất hữu cơ bắt đầu bị phân hủy. Tiếp đến, các ion Ca2+ sẽ được hấp thụ và các tế bào dạng keo dần dần hình thành các tinh thể CaCO3 sơ khai. Quá trình này khá tương đồng với quá trình liền xương trong cơ thể người, các tế bào tạo xương sẽ bị khoáng hóa để tạo thành xương và tạo cầu nối làm liền vết gãy xương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo tinh thể CaCO3:

Theo nghiên cứu của Krumbein năm 1979 và của Rodriguez năm 2003, có nhiều loại vi khuẩn trong tự nhiên có khả năng tạo tinh thể CaCO3 không hòa tan.

Năm 2000, Knorre & Krumbein và Rivadeneyra cùng tiến hành thí nghiệm với nhiều loại vi khuẩn khác nhau và đưa ra kết luận: “Các yếu tố môi trường (độ mặn và thành phần môi trường) sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo thành tinh thể CaCO3”.

Năm 2002, Hammes & Vertraet đã công bố nghiên cứu của mình và đã được công nhận rộng rãi. Ông cho rằng quá trình tạo tinh thể CaCO3 phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:

- Nồng độ ion Ca2+

- Nồng độ các chất hữu cơ (DIC)

- pH môi trường

- Thành phần chất dinh dưỡng có trong môi trường

Về cơ bản, các nhóm vi khuẩn mang tính ureolytic có thể tạo ra CaCO3 trong môi trường kiềm nhờ vào chuyển hóa ure thành ammonium và carbonat. Sự phân hủy ure làm tăng pH cục bộ và tăng khả năng kết tủa các tinh thể CaCO3 có vai trò như một tác nhân hàn gắn các vết nứt. Theo nghiên cứu, các vết nứt trong bê tông có chiều rộng đến 0,2mm có thể tự liền lại. Nếu có sự kết hợp thủy hóa các hạt xi măng, vi khuẩn có thể giúp làm liền các vết nứt lên đến 0,5mm.

Sự kết tinh các tinh thể CaCO3 cần thiết phải đảm bảo đủ ion Ca2+, các ion hoạt tính (IAP), hằng số dung dịch (Kso) (xem phương trình phản ứng 1 và 2).

Sự tương quan giữa IAP và Kso được xác định thông qua hệ số bão hòa Ω. Theo Morse, 1993; Nếu Ω > 1 dung dịch sẽ quá bão hòa và tạo ra tinh thể CaCO3 theo phản ứng sau:
 
Ca2+ + CO32- ↔ CaCO3………. (1)  

Trong đó, Ω = a(Ca2+)a(CO32-)/Kso……(2)

Với Kso = 4.8 × 109
 
Nồng độ ion (CO32-) phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ trong dung dịch (DIC) và pH của dung dịch. Thêm vào đó, DIC phụ thuộc vào các thông số của môi trường như nhiệt độ, áp suất của CO2 (đối với các hệ tiếp xúc với không khí luôn có CO2).
Các phản ứng cân bằng của CO2 trong nước (tại 25oC và 1atm):
 
CO2  ↔ CO2(aq.) (pKH  = 1,468)..............(3)

CO2(aq.) + H2O ↔ H2CO3* (pK = 2,84)…...(4)

H2CO3* ↔ H+ + HCO3- (pK1 = 6,352) …...(5)

HCO3- ↔ CO32- + H2CO3……...(7)
 
Theo Hammes & Verstraete, hầu hết các vi khuẩn có khả năng sản sinh CaCO3 đều trải qua các phản ứng như trên. Sự khác biệt chỉ xuất hiện trong quá trình kết tủa CaCO3.

Đầu tiên, liên quan đến chu trình Sulphur trong quá trình khử ion Sulphate.

Tiếp theo, liên quan đến chu trình Nitrogen bao gồm:

- Oxy hóa các amino aixit trong môi trường hiếu khí.

- Khử các hợp chất Nitrate trong môi trường hiếu khí.

- Hạ bậc Ure hoặ axit uric (đối với vi khuẩn họ ureolytic).

Các ví dụ cụ thể với trường hợp dùng vi khuẩn họ Bacillus subtilis:

Theo phân tích của Al Thawadi, quá trình hình thành CaCO3 có thể được chia ra 4 giai đoạn như sau: (Hình 6)

 

Hình 6: Sự kết tủa tinh thể CaCO3.

 
- Thủy phân Urea

- Tăng pH môi trường vi mô

- Sự hập thụ ion Ca2+ lên bề mặt

- Tạo mầm và phát triển tinh thể CaCO3
 
Vi khuẩn Bacillus subtilis có tính xúc tác thủy phân urea CO(NH2)2 thành NH4+ và CO32-. Môi trường luônxuất hiện nước góp phần thúc đẩy quá trình phản ứng.
 
CO(NH2)2 + H2O + vi khuẩn → NH2COOH + NH3……..(8)

NH2COOH → 2H+ + 2CO32- ....(9) 

NH3 + H2O → NH4+ + OH- .…(10)

Ca2+ + CO32- → CaCO3..…...(11)
 
Từ đó, hình thành tế bào vi khuẩn tích diện, hút các Cation từ môi trường, bao gồm Ca2+, tích lũy trên bề mặt thành tế bào vi khuẩn. Sau đó, các ion Ca2+ sẽ phản ứng với các ion CO32-, hình thành CaCO3 tại bề mặt theo phản ứng sau:
 
Ca2+ + Vi khuẩn → Vi khuẩn – Ca2+…........................(12)

Và Cl- + HCO3- + NH3 → NH4Cl + CO32-......................(13)

Vi khuẩn – Ca2+ + CO32- → Vi khuẩn – CaCO3…….....(14)
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?