Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Ảnh hưởng độ hoạt tính của vôi đến SX bê tông khí chưng áp (ACC) (Phần 2)

26/12/2013 6:03:48 PM

Vôi là một thành phần quan trọng của bê tông khí chưng áp (AAC), với hàm lượng vôi chiếm khoảng 15% khối lượng trong bài phối liệu sản xuất AAC, vôi cung cấp oxit canxi để tạo khoáng tobermorite trong sản phẩm gạch AAC. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các nghiên cứu được thực hiện tại Viện nghiên cứu Lhoist ở Bỉ để đánh giá sự ảnh hưởng của vôi đến sản xuất ACC.

>> Ảnh hưởng độ hoạt tính của vôi đến SX bê tông khí chưng áp (ACC) (Phần 1: Thí nghiệm)
 
 

PHẦN 2: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN, KẾT LUẬN

2.1. Ảnh hưởng của độ hoạt tính vôi tới AAC (khi vôi sản xuất từ một nguồn đá vôi)

Độ trương nở của khối bê tông tươi

Mức độ trương nở của khối bê tông tươi được kiểm tra với các loại vôi LA1, LA2, LA3, IA1, IA2 được đưa ra trong hình 3 và hình 4 cho bài phối liệu sản xuất P2 - 0,35. Bài phối liệu này có số lượng chất kết dính cao nhất, sự toả nhiệt là lớn nhất và sự khác nhau giữa các sản phẩm là rõ nhất; Cường độ của khối bê tông tươi ở cuối quá trình trương nở là được chỉ ra trong bảng 5.
 

Hình 3: Độ trương nở của khối bê tông tươi (chiểu cao/chiều cao cuối cùng) theo thời gian đối với bài phối liệu sử dụng loại vôi độ hoạt tính khác nhau để sản xuất AAC (P2-0,35)


Hình 4: Nhiệt độ của khối bê tông tươi theo thời gian đối với bài phối liệu sử dụng loại vôi độ hoạt tính khác nhau để sản xuất AAC (P2-0,35)
 
Bảng 5. Cường độ của khối bê tông tươi khi sử dụng các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau

Tham khảo trong hình 3, cho thấy vôi có độ hoạt tính cao hơn (nghĩa là t60 thấp hơn) thì mức độ trương nở của khối bê tông tươi nhanh hơn; Điều này là phù hợp sự toả nhiệt nhanh đối với các loại vôi có độ hoạt tính cao như minh họạ trong hình 4;

Trong trường hợp của loại vôi IA1 và IA2 với độ phản ứng quá nhanh đến mức khối bê tông tươi đã ở chiều cao max sau 15 – 20 phút như minh hoạ trong hình 3 và đối với loại vôi IA1 có độ hoạt tính quá cao dẫn tới có sự vượt quá 5% so với chiều cao cuối.

Giá trị cường độ ban đầu (Bảng 5) không có sự khác nhau nhiều với các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau khi so sanh các mẫu bê tông tươi có cùng tỉ trọng; Trong thực tế, giá trị cường độ ban đầu dao động trong khoảng ± kPa 300, giá trị cường độ ban đầu tăng tương ứng với việc tăng tỷ trọng của khối bê tông tươi.

Tính chất của AAC

Các tính chất của AAC với các loại vôi LA1, LA2, LA3, IA1, IA2 có độ hoạt tính khác nhau được chỉ ra trong Bảng 6; Bảng 6 cho thấy, các yêu cầu về dung trọng và cường độ nén của AAC đều đạt được với hầu hết các nguyên liệu. Chỉ một số là có sự sai khác nhỏ về dung trọng (giá trị màu đỏ trong bảng 6); Tuy nhiên, chỉ cần thay đổi nhỏ trong bài phối liệu (đặc biệt là sự thay đổi về hàm lượng bột nhôm) là các giá trị dung trọng sẽ thay đổi và đạt được theo tiêu chuẩn.

Đối với hai loại vôi có độ hoạt tính cao (IA1 và IA2) có sự sai khác về kích thước và cho tính chất của AAC có dung trọng và cường độ thấp, đặc biệt là đối với loại vôi IA1 (t60 = 1,9 phút), loại gạch P2 – 0,35 là có cường độ nằm ngoài tiêu chuẩn (Bảng 6).
 
Bảng 6. Tính chất của AAC (dung trọng và cường độ Rc) đạt được khi sử dụng các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau (ô đánh dấu màu đỏ là các giá trị nằm ngoài tiêu chuẩn);

2.2. Ảnh hưởng của độ hoạt tính vôi tới AAC (khi vôi sản xuất từ nguồn đá vôi khác nhau)

Độ trương nở của khối bê tông tươi

Mức độ trương nở của khối bê tông tươi được kiểm tra với các loại vôi IB và IC, so sánh với hai loại vôi (IA1 và LA2 với t60 là giống nhau) được đưa ra trong hình 5 và hình 6. Cường độ của khối bê tông tươi ở cuối quá trình trương nở là được chỉ ra trong bảng 7.
 
 
Hình 5: Độ trương nở của khối bê tông tươi (chiều cao/chiều cao cuối cùng) theo thời gian đối với bài phối liệu sử dụng loại vôi IA1, LA2, IB và IC để sản xuất AAC (P2-0,35)

 
Hình 6: Nhiệt độ của khối bê tông tươi theo thời gian đối với bài phối liệu sử dụng loại vôi IA1, LA2, IB và IC để sản xuất AAC (P2-0,35)
 
Bảng 7. Cường độ của khối bê tông tươi khi sử dụng các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau IA1, LA2, LA3, IB và IC;

Tham khảo trong hình 5, cho thấy sự ảnh hưởng của độ hoạt tính vôi tới mức độ trương nở của khối bê tông tươi là ít hơn trước (hình 3); Những loại vôi có độ hoạt tính giống nhau cũng có sự ảnh hưởng khác nhau; Ví dụ đối với loại vôi LA2 và IC có t60 giống nhưng loại vôi IC có sự ảnh hưởng đến mức độ trương nở của khối bê tông tươi giống như loại vôi IA1 (Hình 5).

Giá trị cường độ ban đầu (Bảng 5) không có sự khác nhau nhiều giữa các loại vôi khi so sánh ở cùng dung trọng (Bảng 7).

Tính chất của AAC

Các tính chất của AAC với các loại vôi IA1, LA2, LA3, IB và IC có độ hoạt tính khác nhau được chỉ ra trong bảng 6;

Đối với loại vôi IC có cường độ thấp với loại gạch P2 – 0,35; Điều này không xảy ra với loại vôi LA2 mặc dù có t60 = 5,2 phút là như nhau; Nhưng nó xảy ra với loại vôi IA1 có độ hoạt tính cao hơn (t60 = 1,9 phút)
 
Bảng 8. Tính chất của AAC (dung trọng và cường độ Rc) đạt được khi sử dụng các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau IA1, LA2, LA3, IB và IC, (ô đánh dấu màu đỏ là các giá trị nằm ngoài tiêu chuẩn);

3. THẢO LUẬN

Từ kết quả trên, có thế thấy độ hoạt tính của vôi ảnh hưởng mạnh đến sự trương nở của khối bê tông; Khi tất cả các thông số khác là cố định (bài phối liệu, loai khuôn…); Vôi có độ hoạt tính cao thì tốc độ trương nở của khối bê tông là nhanh hơn (Hình 3), khi tốc độ trương nở của khối bê tông quá nhanh sẽ dẫn đến cấu trúc độ xốp bị ảnh hưởng làm giảm cường độ và khi đủ lượng bọt khí keo tụ trong khối bê tông sẽ gây ra hiện tượng nứt. Với các kết thí thí nghiệm nêu trên thì nên sử dụng loại vôi có độ hoạt tính t60 = 5,2 phút để sản xuất AAC.

Trong tất cả các trường hợp, lưu ý rằng sự khác nhau về mức độ trương nở của khối bê tông có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi phối liệu hoặc công nghệ; Ví dụ đối với loại vôi (IA1, IA2) có độ hoạt tính quá cao (t60 = 1,9 phút, 3,1 phút) để chính xác giá trị về tỷ trọng theo yêu cầu của khôi bê tông khí thì khi hoà trộn nên giảm nhiệt độ ban đầu của nước.

4. KẾT LUẬN

Từ nghiên cứu trên bằng cách thí nghiệm các bài phối liệu sản xuất AAC khi sử dụng các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau cho thấy:

- Độ hoạt tính của vôi ảnh hưởng ít đến giá trị cường độ ban đầu (tỷ trọng là thông số ảnh hưởng chính ảnh hưởng đến giá trị cường độ ban đầu của khối bê tông tươi).

- Độ hoạt tính của vôi ảnh hưởng lớn tới mức độ trương nở của khối bê tông tươi. Khi vôi có độ hoạt tính quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc độ xốp, làm giảm cường độ và khi đủ lượng bọt khí keo tụ trong khối bê tông sẽ gây ra hiện tượng nứt.

- Đối với loại vôi có độ hoạt tính quá cao khi sử dụng để sản xuất AAC có thể điều chỉnh bằng cách giảm nhiệt độ nước ban đầu khi trộn hồ để duy trì nhiệt độ của hồ khi đổ rót tạo hình khối bê tông tươi duy tri ổn định ở nhiệt độ 40oC.

_________________
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu của HESS AAC Systems B.V
2. Tài liệu của WEHRHAHN
3. Tài liêu nghiên cứu thí nghiệm sản xuất AAC khi sử dụng các loại vôi có độ hoạt tính khác nhau của (Didier Lesueur1, Franck Mücke2, Hermann Oeinck2, Ulrike Peter1, Christopher Pust2, Frederik Verhelst3)
1 Lhoist Recherche et Développement, Nivelles, Belgium
Didier.lesueur @ lhoist.com
2 Rheinkalk, Wülfrath, Germany
3 Lhoist Nhóm Marketing, Nivelles, Belgium

 
ximang.vn * (Nguồn: Tạp chí Thông tin KHCN-Vicem)

 

Các tin khác:

Ảnh hưởng độ hoạt tính của vôi đến SX bê tông khí chưng áp (ACC) (Phần 1) ()

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ khí hóa làm nhiên liệu cho lò quay nung clinker xi măng (P2) ()

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ khí hóa làm nhiên liệu cho lò quay nung clinker xi măng (P1) ()

Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật đá vôi và nhiệt độ nung đến chất lượng vôi (Phần 3) ()

Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật đá vôi và nhiệt độ nung đến chất lượng vôi (Phần 2) ()

Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật đá vôi và nhiệt độ nung đến chất lượng vôi (Phần 1) ()

Clinker xi măng đặc chủng (Phần 2) ()

Clinker xi măng đặc chủng (Phần 1) ()

Tối ưu hóa chuẩn bị nguyên liệu (Phần 4) ()

Tối ưu hóa chuẩn bị nguyên liệu (Phần 3) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?