Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, các lò gạch thủ công còn tiêu hao một lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, ngày 26/8/2014, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND về thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công.
Theo đó, 90 cơ sở sản xuất gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục với tổng sản lượng khoảng 62 triệu viên/năm sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2017. Cụ thể, các huyện miền xuôi, trung du cơ bản xóa bỏ trước ngày 31/12/2014 và sẽ xóa bỏ hoàn toàn trước ngày 31/12/2015. Đối với các huyện miền núi, thực hiện xóa bỏ hoàn toàn trước ngày 31/12/2017. Tuy nhiên, sau gần 1 năm triển khai kế hoạch này, trên địa bàn tỉnh mới xóa bỏ được 22 lò gạch thủ công; còn 68 lò thủ công, lò đứng liên tục với sản lượng gần 50 triệu viên/năm vẫn đang hoạt động, tập trung ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Nông Cống, Triệu Sơn...
Tại làng Đại Sơn, xã Minh Sơn (Triệu Sơn), mặc dù chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là 4 lò gạch thủ công tồn tại từ hàng chục năm nay phải dừng hoạt động hoàn toàn, nhưng cả chủ lò và người lao động còn rất lúng túng trong việc tìm một công việc mới thay thế. Một chủ lò phản ánh, mặc dù biết chủ trương cấm lò gạch thủ công hoạt động của UBND tỉnh, nhưng 2 lò gạch của tôi đã sản xuất gần 20 năm nay. Tuy có gây ô nhiễm môi trường và lấy đi không ít đất nông nghiệp để làm nguyên liệu, nhưng bao năm chúng đem lại thu nhập cho gia đình và hơn 20 lao động trong thôn. Chị Lê Thị Thúy, thôn Đại Sơn, lo lắng, mặc dù thu nhập không cao nhưng nghề bốc vác gạch đã gắn bó với chị hơn 20 năm nay trên con đường mưu sinh, giờ lò gạch bị cấm hoạt động, chị không biết tìm công việc gì làm để đỡ đần kinh tế cho gia đình. Đó cũng là tâm trạng chung của gần 40 lao động đang làm việc tại đây.
![]()
Tại thôn Đại Sơn, xã Minh Sơn (Triệu Sơn) vẫn còn 4 lò gạch thủ công đang hoạt động.
Đồng chí Trần Văn Đào, Trưởng Phòng Công thương huyện Triệu Sơn, cho biết, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện đã tích cực thực hiện các giải pháp vận động, tuyên truyền xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn 35/36 xã. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm ở xã Minh Sơn do đặc thù của khu vực này người dân không có đất canh tác. Lao động ở đây chủ yếu là công nhân và con cháu của công nhân Xí nghiệp vật liệu xây dựng Triệu Sơn giải thể năm 1995, không được chia ruộng đất nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm.
Trao đổi với đại diện phòng quản lý vật liệu, Sở Xây dựng, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên quốc gia, việc thực hiện xóa bỏ lò gạch thủ công là tất yếu. Tới đây, Sở Xây dựng sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện xóa bỏ toàn bộ các lò gạch thủ công.
Để thực hiện đúng lộ trình của UBND tỉnh đề ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, cuộc sống của dân cư, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về lợi ích, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường khi sử dụng vật liệu xây không nung. Đồng thời, định hướng cho các chủ lò chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, các ngành liên quan được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch 104/KH-UBND như Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần tích cực nghiên cứu phương án hỗ trợ các địa phương về vấn đề chuyển đổi, đào tạo nghề trong quá trình thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công.
Tại làng Đại Sơn, xã Minh Sơn (Triệu Sơn), mặc dù chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là 4 lò gạch thủ công tồn tại từ hàng chục năm nay phải dừng hoạt động hoàn toàn, nhưng cả chủ lò và người lao động còn rất lúng túng trong việc tìm một công việc mới thay thế. Một chủ lò phản ánh, mặc dù biết chủ trương cấm lò gạch thủ công hoạt động của UBND tỉnh, nhưng 2 lò gạch của tôi đã sản xuất gần 20 năm nay. Tuy có gây ô nhiễm môi trường và lấy đi không ít đất nông nghiệp để làm nguyên liệu, nhưng bao năm chúng đem lại thu nhập cho gia đình và hơn 20 lao động trong thôn. Chị Lê Thị Thúy, thôn Đại Sơn, lo lắng, mặc dù thu nhập không cao nhưng nghề bốc vác gạch đã gắn bó với chị hơn 20 năm nay trên con đường mưu sinh, giờ lò gạch bị cấm hoạt động, chị không biết tìm công việc gì làm để đỡ đần kinh tế cho gia đình. Đó cũng là tâm trạng chung của gần 40 lao động đang làm việc tại đây.

Tại thôn Đại Sơn, xã Minh Sơn (Triệu Sơn) vẫn còn 4 lò gạch thủ công đang hoạt động.
Đồng chí Trần Văn Đào, Trưởng Phòng Công thương huyện Triệu Sơn, cho biết, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện đã tích cực thực hiện các giải pháp vận động, tuyên truyền xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn 35/36 xã. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm ở xã Minh Sơn do đặc thù của khu vực này người dân không có đất canh tác. Lao động ở đây chủ yếu là công nhân và con cháu của công nhân Xí nghiệp vật liệu xây dựng Triệu Sơn giải thể năm 1995, không được chia ruộng đất nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm.
Trao đổi với đại diện phòng quản lý vật liệu, Sở Xây dựng, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên quốc gia, việc thực hiện xóa bỏ lò gạch thủ công là tất yếu. Tới đây, Sở Xây dựng sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện xóa bỏ toàn bộ các lò gạch thủ công.
Để thực hiện đúng lộ trình của UBND tỉnh đề ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, cuộc sống của dân cư, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về lợi ích, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường khi sử dụng vật liệu xây không nung. Đồng thời, định hướng cho các chủ lò chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, các ngành liên quan được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch 104/KH-UBND như Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần tích cực nghiên cứu phương án hỗ trợ các địa phương về vấn đề chuyển đổi, đào tạo nghề trong quá trình thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công.
Bích Ngọc (TH)