Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hàng năm sản lượng khai thác khoáng sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp tương đối lớn. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên, tích cực kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác, chế biến.
Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc 6 nhóm khoáng sản bao gồm: Than đá; khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; khoáng chất công nghiệp; khoáng sản.
Sản lượng khoáng sản nguyên khai một năm của đá vật liệu xây dựng trên 1,4 triệu m3, sét gạch ngói trên 474.000m3, cát sỏi xây dựng pyrophilit trên 79.000 tấn, đá vôi xi măng trên 6,5 triệu tấn, sét xi măng trên 1,3 triệu tấn, nước khoáng trên 76.000m3, than là trên 40 triệu tấn, các loại khoáng sản khác trên 2.000 tấn. Có thể thấy đây là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và dồi dào, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh phát triển.
![]()
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản diễn ra sôi động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập, hàng năm sản lượng khai thác khoáng sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp tương đối lớn, sản lượng khai thác đá vôi, xi măng khoảng 4,2 triệu tấn; đá xây dựng 2,5 triệu m3; sét gạch ngói 1,3 triệu m3...
Riêng khoáng sản than, sản lượng khai thác đạt trên 44 triệu tấn. Như vậy với sản lượng khai thác lớn thì ngoài lợi ích về kinh tế đây cũng là một sức ép lớn về môi trường. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái phép, khai thác không đúng thiết kế khai thác mỏ làm ô nhiễm môi trường, gây lãng phí nguồn tài nguyên, gây mất ổn định trật tự, an ninh trong khu vực mỏ.
Ngoài ra, nhiều đơn vị được cấp mỏ buông lỏng quản lý, không tổ chức sản xuất kinh doanh đúng quy định, không đủ năng lực quản lý mỏ. Theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2014 ngay cả một số đơn vị trong ngành Than chưa có quyết định thuê đất nhưng vẫn sử dụng đất với diện tích tương đối lớn như: Công ty CP Than Cọc Sáu 228ha; Công ty CP Tây Nam Đá Mài 177,2ha; Công ty Than Hạ Long 103,9ha; Công ty TNHH MTV Khe Sim 183,96ha; Công ty TNHH MTV 91: 52,77ha... Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý. Mặt khác, có nhiều đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực như dự án duy trì trên mức +38 (Công ty Than Dương Huy); dự án khai thác lộ thiên Lộ Trí (Công ty Than Thống Nhất); mỏ Đông Khe Sim (Công ty TNHH MTV Khe Sim).
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về hoạt động khoáng sản, tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép trên địa bàn; triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý lập lại trật tự, giải toả bến bãi chế biến, tiêu thụ than trái phép và quy hoạch đường vận chuyển, cảng bến xuất than. Cải tạo phục hồi môi trường các khu vực khai thác lộ thiên, lộ vỉa. Bên cạnh đó, tỉnh còn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát ranh giới mỏ than và cấp 64 giấy phép khai thác than cho các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tích cực vào cuộc của các ngành chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát thì ý thức của các doanh nghiệp, đơn vị vẫn là vấn đề cốt lõi.
Sản lượng khoáng sản nguyên khai một năm của đá vật liệu xây dựng trên 1,4 triệu m3, sét gạch ngói trên 474.000m3, cát sỏi xây dựng pyrophilit trên 79.000 tấn, đá vôi xi măng trên 6,5 triệu tấn, sét xi măng trên 1,3 triệu tấn, nước khoáng trên 76.000m3, than là trên 40 triệu tấn, các loại khoáng sản khác trên 2.000 tấn. Có thể thấy đây là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và dồi dào, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh phát triển.

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản diễn ra sôi động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập, hàng năm sản lượng khai thác khoáng sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp tương đối lớn, sản lượng khai thác đá vôi, xi măng khoảng 4,2 triệu tấn; đá xây dựng 2,5 triệu m3; sét gạch ngói 1,3 triệu m3...
Riêng khoáng sản than, sản lượng khai thác đạt trên 44 triệu tấn. Như vậy với sản lượng khai thác lớn thì ngoài lợi ích về kinh tế đây cũng là một sức ép lớn về môi trường. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái phép, khai thác không đúng thiết kế khai thác mỏ làm ô nhiễm môi trường, gây lãng phí nguồn tài nguyên, gây mất ổn định trật tự, an ninh trong khu vực mỏ.
Ngoài ra, nhiều đơn vị được cấp mỏ buông lỏng quản lý, không tổ chức sản xuất kinh doanh đúng quy định, không đủ năng lực quản lý mỏ. Theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2014 ngay cả một số đơn vị trong ngành Than chưa có quyết định thuê đất nhưng vẫn sử dụng đất với diện tích tương đối lớn như: Công ty CP Than Cọc Sáu 228ha; Công ty CP Tây Nam Đá Mài 177,2ha; Công ty Than Hạ Long 103,9ha; Công ty TNHH MTV Khe Sim 183,96ha; Công ty TNHH MTV 91: 52,77ha... Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý. Mặt khác, có nhiều đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực như dự án duy trì trên mức +38 (Công ty Than Dương Huy); dự án khai thác lộ thiên Lộ Trí (Công ty Than Thống Nhất); mỏ Đông Khe Sim (Công ty TNHH MTV Khe Sim).
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về hoạt động khoáng sản, tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép trên địa bàn; triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý lập lại trật tự, giải toả bến bãi chế biến, tiêu thụ than trái phép và quy hoạch đường vận chuyển, cảng bến xuất than. Cải tạo phục hồi môi trường các khu vực khai thác lộ thiên, lộ vỉa. Bên cạnh đó, tỉnh còn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát ranh giới mỏ than và cấp 64 giấy phép khai thác than cho các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tích cực vào cuộc của các ngành chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát thì ý thức của các doanh nghiệp, đơn vị vẫn là vấn đề cốt lõi.
Quỳnh Trang (TH/ Báo Quảng Ninh)