Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020

05/03/2014 3:39:18 PM

Ngày 04/3/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 209/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020.

 

Mục đích ban hành kế hoạch này nhằm tăng cường khả năng ứng phó của ngành xây dựng đối với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; phát triển ngành xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Theo đó, Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) của ngành Xây dựng bao gồm những nội dung chính như sau:

1. Đánh giá và dự báo những tác động của BĐKH và nước biển dâng (NBD) đối với ngành Xây dựng trong thế kỷ XXI

2. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng có liên quan đến BĐKH và NBD

3. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD của ngành Xây dựng

4. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong ngành Xây dựng

Để thực hiện được các nội dung nêu trên, Bộ Xây dựng đã đề ra các giải pháp như sau:

1. Cơ chế, chính sách: Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách; triển khai các cơ chế chính sách nhằm xã hội hóa, đa dạng hoá, thu hút nguồn lực đến từ trong và ngoài nước để triển khai có hiệu quả hoạt động của ngành nhằm ứng phó với BĐKH; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ việc triển khai nhiệm vụ ứng phó với BĐKH và NBD của ngành.

2. Khoa học và công nghệ bao gồm: Xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có liên quan tới công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH và NBD; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh của ngành xây dựng trong sản xuất vật liệu xanh, xây dựng công trình xanh; lồng ghép, tích hợp các yếu tố BĐKH trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành; áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng có hiệu quả hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ ứng phó với BĐKH và NBD và kiểm kê khí gây hiệu ứng nhà kính trong ngành xây dựng.

3. Hợp tác quốc tế: Xây dựng kế hoạch thu hút các nguồn tài trợ, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế; tăng cường hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin, thiết lập mạng lưới đối tác song phương và đa phương; học tập kinh nghiệm quốc tế về các biện pháp và công nghệ giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD của ngành Xây dựng.

4. Tài chính: Nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia được ưu tiên sử dụng trong việc xây dựng; nguồn vốn ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ được bố trí một phần để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D); tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác song phương, đa phương nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH của ngành Xây dựng.

5. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức; đào tạo nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực: Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt chủ trương, quan điểm của Đảng và Chính phủ và của ngành xây dựng cho cán bộ, công chức trong ngành; thiết lập hệ thống thông tin, trang Web về BĐKH của ngành từ Bộ đến các địa phương, doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về BĐKH; tăng cường và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân; đầu tư có chọn lọc các trang thiết bị đo lường, quan trắc kiểm tra và kiểm soát khí thải có liên quan tới BĐKH cho một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

 

SJ - ximang.vn (Nguồn: Bộ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Quảng Ninh: Giải pháp khắc phục môi trường trong khai thác khoáng sản ()

Cấm khai thác cát sỏi trái phép trên sông Gianh ()

Hà Bắc tiếp tục cắt giảm sản xuất các ngành công nghiệp nặng ()

Lạng Sơn đẩy mạnh quản lý khai thác vật liệu xây dựng ()

TPHCM nỗ lực trong việc ứng phó với BĐKH ()

Trung Quốc: Phá hủy 19 lò luyện thép để giảm thiểu ô nhiễm ()

Khó khăn về vốn và công nghệ trong việc xử lý rác thải ()

Khí thải nitơ lỏng sẽ triệt bớt khí thải ô nhiễm ()

Đà Nẵng chấm dứt giấy phép khai thác khoáng sản của 13 DN ()

Điện hạt nhân giúp củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?