Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

Huế: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cát lòng sông

05/05/2016 2:31:29 PM

Khai thác cát lòng sông đang gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất vữa, bê tông xây dựng được xem là nhu cầu bức thiết.

Giá thành rẻ

Theo tính toán của giới chuyên môn, vật liệu cát lòng sông hiện vẫn đáp ứng nhu cầu xây dựng, tuy nhiên sau năm 2021 sẽ bị thiếu hụt. Trước thực tế đó, TS. Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế cùng nhóm cộng sự tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu làm vật liệu thay thế cát lòng sông trên địa bàn tỉnh.

Đề tài đi vào nghiên cứu sử dụng cát mịn kết hợp với đá mi (mạt đá), cát mịn với cát nghiền theo tỷ lệ phù hợp để sản xuất bê tông, cát mịn để chế tạo vữa đạt tiêu chuẩn dùng trong xây dựng các công trình dân dụng, đường giao thông nông thôn. Nhóm còn tiến hành xác định các đặc trưng kỹ thuật của bê tông, vữa sử dụng các loại cốt liệu hỗn hợp nêu trên như cường độ chịu nén, chịu kéo khi uốn, mô đun đàn hồi, khả năng chống thấm, chống mài mòn bê tông,… Từ đó, xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng các loại vật liệu nghiên cứu để thay thế cát lòng sông trong bê tông và vữa. 


Sản xuất vật liệu không nung từ đá mi ở Công ty Gạch không nung Việt Nhật.

Theo ông Nguyễn Đại Viên, trong khi cát lòng sông đang có xu hướng thiếu hụt, những nguyên liệu có thể thay thế lại có nguồn cung rất dồi dào. Trong đó, cát nghiền từ đá có khối lượng lớn, phân bố phân tán trên địa bàn tỉnh với trữ lượng trên 779 triệu m3. Đá mi có tổng khối lượng có thể đáp ứng từ 20% - 30% nhu cầu sử dụng cát trên toàn tỉnh. Hai nguyên liệu này có khối lượng tương đối lớn và giá thành rẻ. Còn cát mịn có trữ lượng lớn, chưa được khai thác lại có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng sản xuất bê tông và vữa, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Ứng dụng rộng rãi

Trong chuyến thăm Công ty Gạch không nung Việt Nhật mới đây, việc sử dụng đá mi vào sản xuất gạch bê tông cốt liệu. Sản phẩm đá mi các mỏ đá thải ra, được đơn vị thu mua với giá rẻ. Công nghệ sản xuất hoàn toàn tự động nhờ dây chuyền công nghệ hiện đại cũng góp phần làm giảm áp lực trong sản xuất.

Ông Ngô Đắc Duy, Giám đốc Công ty Gạch không nung Việt Nhật chia sẻ: Sản phẩm của Công ty sử dụng nguồn nguyên liệu chính là mạt đá (đá mi), xi măng, đất đồi chứ không hề sử dụng cát lòng sông như công nghệ sản xuất bờ lô. Với 2 mỏ chính là Việt Nhật và Xuân Long, mỗi tháng nhà máy tiêu thụ trên 2.000m3 mạt đá. Theo tính toán, 100m3 mạt đá sẽ sản xuất ra 80.000 viên gạch không nung tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí từ 25 - 30% so với các loại gạch nung, bờ lô. Sản phẩm còn có tính chịu lực cao, cách âm tốt, cách nhiệt, chống thấm khá hoàn hảo.

Ông Duy cũng cho biết, gạch sau khi sản xuất sẽ được dưỡng hộ sơ bộ khoảng 1,5 ngày trong nhà xưởng có mái che, sau đó chuyển ra khu vực kho bãi thành phẩm và tiếp tục dưỡng hộ một thời gian (từ 10 - 28 ngày tùy theo yêu cầu) trước khi xuất xưởng để đảm bảo chất lượng.

Nếu như Công ty Gạch không nung Việt Nhật đi theo hướng sản xuất gạch từ đá mi, Nhà máy gạch Tuynen của Công ty Cổ phần 1/5 lại sử dụng cát mịn để sản xuất gạch không nung. Dù chưa chính thức đưa sản phẩm ra thị trường, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia xây dựng, sản phẩm này sẽ góp phần làm giảm áp lực cho nguồn nguyên liệu cát lòng sông. Nguồn cát mịn ven biển các địa phương có trữ lượng khá dồi dào.

Ông Nguyễn Đại Viên chia sẻ, hiện nay trên địa bàn có khá nhiều doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu sử dụng cát mịn, đá mi, cát nghiền này trong sản xuất các loại gạch bê tông cốt liệu. Khi đưa những nguyên liệu này vào sản xuất sẽ tiết giảm được chi phí không nhỏ cho sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường, cụ thể là tình trạng sạt lở bờ sông do khai thác cát sỏi.

Bích Ngọc (TH/ Báo TT Huế)

 

Các tin khác:

Đồng Tâm: Áp dụng thành công men kháng khuẩn trên gạch ốp lát ()

Gia cố các công trình xây dựng bằng vật liệu carbon composite ()

Phương pháp nâng cao chất lượng của lớp bê tông bảo vệ trong kết cấu công trình cầu ()

Epoxy - Vật liệu cho ngành công nghiệp xây dựng ()

Nghiên cứu thiết kế thành phần bê tông cốt liệu nhẹ chịu lực để ứng dụng trong kết cấu cầu ()

Hiệu quả sử dụng phụ gia siêu dẻo trong bê tông xi măng dùng hỗn hợp cát nghiền và cát mịn tự nhiên ()

Bê tông phun có độ bền cao ()

Vòi đốt 5 kênh tại nhà máy Xi măng La Hiên và Lam Thạch ()

Kinh nghiệm sửa chữa và phòng ngừa sự cố các hộp giảm tốc lớn của máy nghiền than trong nhà máy xi măng ()

Gạch 3D làm mát phòng bằng nước ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?