Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

Công nghệ vật liệu quyết định tính bền vững của công trình

07/04/2014 3:27:57 PM

Giá trị cuối cùng phải của một công trình phải là yếu tố bền vững, phần lớn người Việt Nam chỉ quan tâm tới giá thành xây dựng ban đầu, ít quan tâm đến yếu tố này. Nhiều công trình sử dụng vật liệu xanh nhưng thực tế lại không hẳn xanh nếu vòng đời sử dụng ngắn, tạo ra nhiều phế liệu xây dựng, gây sức ép đến môi trường.

Vật liệu là yếu tố chiếm khoảng 70% giá thành công trình. Như vậy, nếu sử dụng hợp lý vật liệu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên thiên nhiên trong đó có các nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu xây dựng của thị trường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.

Xu hướng phát triển các loại vật liệu thay thế có ý nghĩa vô cùng lớn trong bối cảnh hiện nay, làm giảm tác động đến tài nguyên và môi trường sống, giảm giá thành của sản phẩm một cách tối đa đồng thời có tính năng, chất lượng sử dụng tương đương, thậm chí nhiều sản phẩm còn mang nhiều tính ưu việt hơn sản phẩm tự nhiên truyền thống.



Đã có một số các công nghệ mới như vậy được sử dụng tại Việt Nam như công nghệ sản xuất gạch nhẹ, gạch không nung từ phế thải công nghiệp (tro bay nhiệt điện, xỉ than…) thay thế cho gạch nung truyền thống hay các loại gỗ nhân tạo sản xuất từ rơm rạ, trấu, vụn gỗ… để thay thế tốt cho các loại gỗ tự nhiên. Gỗ nhân tạo về nhiều điểm có tính năng tốt hơn một số loại gỗ tự nhiên phổ thông như ít cong vênh, chịu nước, chịu mài mòn trong khi độ cảm quan và tính năng sử dụng tương đương. Như vậy, phế thải nếu biết cách sử dụng sẽ tạo nên các loại vật liệu có chất lượng cao, tiết kiệm được tài nguyên, giải quyết vấn đề môi trường.

Một hướng đi nữa cho việc sử dụng CNVL xây dựng mới thân thiện với môi trường còn là tái sử dụng lại chính các sản phẩm xây dựng thải ra. Tại CHLB Đức và các nước châu Âu ưu tiên phát triển các loại gạch xây, cốt liệu cho bê tông từ chính phế thải xây dựng cho các tòa nhà, giảm 70% phế thải xây dựng thải ra môi trường, giảm 30 – 50% giá thành cho công tác bê tông. Đây cũng có thể là hướng đi rất tốt cho Việt Nam thời gian tới.

Bên cạnh đó là việc sử dụng vật liệu địa phương, đây cũng là một loại vật liệu thay thế mà trước nay không nhiều người nghiên cứu, chỉ được dùng theo thói quen. Tuy nhiên, vật liệu địa phương lại chính là xu hướng mà thế giới đã khuyến khích áp dụng từ lâu, vừa đem lại nét bản sắc vùng miền, vừa thân thiện và giảm giá thành xây dựng. Ví dụ như cát đen sông Hồng, nếu sử dụng hợp lý là biện pháp khai thông dòng chảy, vừa làm vật liệu xây dựng.

Đã có công nghệ chế tạo bê tông sử dụng cát đen tại đây, thậm chí bê tông mác đến 500#, thay thế xi măng truyền thống. Loại bê tông mác cao thích hợp với các công trình hiện đại như cầu nhịp lớn, nhà cao tầng vốn không phù hợp khi sử dụng bê tông truyền thống. Có được bê tông mác cao sử dụng vật liệu địa phương cho các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở cao tầng sẽ có thể giảm kích thước các cấu kiện, giảm đáng kể được giá thành xây dựng.

Bên cạnh đó, các loại vật liệu như tre, nứa tại các vùng nguyên liệu trồng tái sinh cũng là những vật liệu địa phương nhiều ưu việt, cho hiệu quả thẩm mỹ cao và có thể ứng dụng tốt trong điều kiện Việt Nam. Nếu được xử lý bằng công nghệ mới có thể kéo dài tuổi thọ lên 20 năm và được sử dụng cho rất nhiều chức năng trong công trình như khung, vật liệu ốp tường, lát sàn, trang trí…

Có thể nhận thấy, việc sử dụng các loại vật liệu mới, công nghệ mới đang đặt trước mắt chúng ta nhiều chướng ngại. Bài toán kinh tế với số tiền đầu tư ban đầu, bài toán quan điểm, thói quen, bài toán cơ chế chính sách và sự “an toàn” đang là rào cản vô cùng khó khăn. Chỉ khi nào có thể gỡ bỏ một cách đồng bộ những yếu tố này, chúng ta mới có cơ hội phát triển bền vững. Cần nhớ rằng, xu hướng sử dụng vật liệu hướng tới tính bền vững trong giá trị tổng thể công trình theo vòng đời chính là điều mà chúng ta cần hướng đến, đừng để cái trước mắt làm mờ đi những lợi ích lâu dài.

SJ (TH/ Tạp chí Kiến trúc Việt Nam)

 

Các tin khác:

LILAMA chế tạo thành công quạt gió công suất lớn ()

Carboncor Asphalt giải pháp bền vững cho những con đường ()

Công nghệ sản xuất xi măng từ than sinh học ()

Tòa nhà thân thiện với môi trường có thiết kế độc đáo hình cây ()

Viglacera được giao chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp" ()

Tận dụng tối ưu các loại vật liệu từ thiên nhiên ()

Lợi ích của giảm dầu trong quá trình nghiền xi măng ()

Sứ vệ sinh Viglacera - Hướng tới sự hoàn hảo ()

Đến năm 2025 xóa bỏ toàn bộ các lò nung vôi kiểu lò thủ công liên hoàn trên cả nước ()

Tấm lợp không amiăng sản xuất trong nước ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?