Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Xi măng Sông Gianh gương sáng khu vực miền Trung

26/01/2014 2:06:18 PM

Năm 2013 đã qua, dù sản xuất kinh doanh không đạt 100% kế hoạch đề ra nhưng với những kết quả đã đạt được cũng phần nào minh chứng được bước đi chiến lược đúng đắn của TCty Miền Trung trong phát triển thương hiệu xi măng Sông Gianh.


Tri ân các nhà phân phối sản phẩm xi măng mang thương hiệu Sông Gianh.

Năm 2013 vừa qua xi măng Sông Gianh đã triển khai phương án tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh đầy khó khăn vất vả, do đó, để đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2014 với mức tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm 2013, cần rất nhiều nỗ lực trên mọi mặt cùng với sự quyết liệt và các giải pháp đồng bộ trong công tác điều hành.

Nhiều thách thức ở phía trước

Năm 2014 tiếp tục là năm khó khăn đối với TCty cũng như đối với việc phát triển thương hiệu xi măng Sông Gianh. Trước những thách thức, nhiều khó khăn được đặt ra và tự mình vượt qua những khó khăn thách thức ấy trong tình hình kinh tế của cả nước với mức lạm phát cao, các công trình đầu tư bị trì hoãn đã tác động không nhỏ đến DN sản xuất xi măng. Trong khi đó các nhà máy sản xuất xi măng mang thương hiệu xi măng Sông Gianh nằm ở khu vực miền Trung, nơi thuận lợi thì ít mà khó khăn thì nhiều, khó khăn này lại tiếp nối khó khăn kia. Thị trường xi măng cung lại nhiều hơn cầu đó là một thách thức lớn đối với sự phát triển của thương hiệu xi măng Sông Gianh.

Bằng sự nỗ lực không ngừng trong phát triển thương hiệu xi măng Sông Gianh nhưng sản phẩm chưa thực sự được định vị trên thị trường hiện nay. Dù sản phẩm xi măng Sông Gianh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ lò quay hiện đại được đầu tư đồng bộ do hãng Polysius - Cộng hòa liên bang Đức. Quy trình công nghệ sản xuất được tự động hóa đảm bảo tính chính xác cao thông qua hệ thống định lượng khi đá vôi, phụ gia đưa vào cổng nguyên liệu nhà máy. Các dòng sản phẩm xi măng Sông Gianh chủng loại PCB30, PCB40, PC40, PC50 và clinker PCP50 có đặc tính vượt trội với độ dẻo bê tông cao hơn, có hệ số dư mác cao, cường độ cao, màu sắc đẹp, thích hợp cho mọi công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, sân bay, bến cảng, đường giao thông nông thôn...


Sản phẩm xi măng mang thương hiệu Sông Gianh có mặt trên các tuyến đường trong chương trình Chung tay xây dựng nông thôn mới tại Đà Nẵng.

Để vươn tới “TOP” đầu của nhóm sản phẩm xi măng số 1 trong cả nước là một thách thức, dù sản phẩm xi măng mang thương hiệu Sông Gianh có chất lượng ổn định, độ mác cao, chất lượng có thể cạnh tranh được với các “đại gia xi măng lão làng” hiện nay. Và chất lượng đã được các chuyên gia về vật liệu khẳng định có thể hơn hoặc tương đương với các sản phẩm xi măng số 1 tại Việt Nam.

Ông Phan Minh Tuấn - Phó tổng giám đốc TCty, có nhiều năm kinh nghiệm về công tác thị trường cho biết: Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu xi măng Sông Gianh của TCty thực sự không có nhiều sự thuận lợi hay sự hậu thuẫn nào mà bản thân lãnh đạo của TCty tự mình đứng lên từ những khó khăn bằng cách đối diện với những thách thức để tìm ra con đường đi đúng cho sự phát triển.

Mặt khác, sản phẩm xi măng Sông Gianh trong thời gian qua chủ yếu phát triển mạnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đối với các tỉnh phía Nam, sản phẩm thực sự chưa “phủ sóng” đến. Một số nơi người sử dụng vẫn chưa biết đến sản phẩm mang thương hiệu xi măng Sông Gianh. Trong khi đó chất lượng xi măng Sông Gianh có thể đáp ứng mọi yêu cầu trong xây dựng và có thể sử dụng ở các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, công trình chống ngập úng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hay làm đường nông thôn, kênh mương thủy lợi... Và đây cũng là một thách thức lớn được đặt ra đối với những người làm công tác thị trường, làm công tác phát triển thương hiệu của TCty trong năm 2014 này.

Gỡ từng nút thắt

Với xuất phát điểm sau cổ phần hóa rất thấp và đầy khó khăn. Đó là sự cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị sản xuất xi măng với nhau gây tác động tiêu cực đến thị trường, đến hệ thống khách hàng. Hệ thống các nhà phân phối chồng chéo trong cạnh tranh làm mất đi tính gắn kết đối với xi măng Sông Gianh. Phong cách làm việc trì trệ, bảo thủ, thiếu hợp tác, nhân sự thừa quá nhiều nhưng lại làm không hết việc. Các nhà máy và trạm nghiền mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến chất lượng không ổn định. Nhân công thừa dẫn đến chi phí sản xuất cao. Đầu tư dàn trải, không hiệu quả nhiều lĩnh vực dẫn đến số nợ khó đòi tồn đọng lớn…

Một thực trạng quá lớn được đặt ra và cần phải giải quyết triệt để, phương án tái cơ cấu TCty được xây dựng. Định vị lại sự phát triển của TCty trong đó phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh xi măng, thống nhất chung một thương hiệu. Có thể nói đây là nút thắt đầu tiên và cũng là nút thắt quan trọng trong chiến lược phát triển của TCty đã được gỡ làm tiền đề cho những công việc tiếp theo.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn đã có buổi làm việc với TCty về tình hình sản xuất kinh doanh xi măng mang thương hiệu Sông Gianh. Thứ trưởng đã đánh giá cao sự nỗ lực vượt khó của TCty trong năm 2013 vừa qua.

Tuy nhiên vẫn còn đó những nút thắt mà TCty cần phải tháo nhất là trong năm 2014 và trong cả những năm tiếp theo. Đó là vấn đề về tài chính hiện nay của TCty. Ổn định được tài chính, lành mạnh hóa nền tài chính thì mới có thể ổn định được công tác sản xuất, yên tâm trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Trung Hậu - Tổng giám đốc TCty Miền Trung đã chia sẻ: Khi đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Sông Gianh, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn vay với lãi suất cao, thời gian vay ngắn dẫn đến trả nợ nhanh, số tiền trả cùng lúc rất lớn đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất xi măng. Do lượng tiền phải trả cho ngân hàng lớn nên đã làm thiếu hụt nguồn tiền mua nhiên liệu để sản xuất. TCty cũng đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề này nhưng vẫn chưa được sự hỗ trợ nào từ các cấp.

Mặc dù sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cả nước khó khăn nhưng TCty vẫn hoàn thành trách nhiệm tài chính đối với các tổ chức tín dụng mỗi năm 300 tỷ đồng quả là một con số quá lớn trong tình hình hiện nay. Làm sao khắc phục được nó đó là một vấn đề nan giải hiện nay đối với TCty dù sản xuất kinh doanh xi măng của TCty đạt nhiều khả quan hơn rất nhiều so với đơn vị khác.

Tại một buổi làm việc với TCty Miền Trung về sản xuất và tiêu thụ xi măng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn cho rằng: Những khó khăn về vốn vay, thời hạn vay, lãi suất vay của các DN trong đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng trong thời gian qua đó là một thực trạng chung hiện nay. Đây cũng là một vấn đề đã được Bộ Xây dựng nhiều lần kiến nghị với Chính phủ với các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện để DN xi măng ổn định sản xuất thì mới có thể góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.

Để ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì sự phát triển của thương hiệu xi măng Sông Gianh, TCty Miền Trung phải tự đứng trên đôi chân của mình, tự lượng sức mình để từng bước vượt qua khó khăn giữa cái khó trăm bề ấy. Phải tự mình đối diện với khó khăn, đối diện với thách thức, nhìn thẳng vào thực tế, không tô vẻ màu hồng trong chiến lược phát triển. Từ đó mới có những quyết sách đúng và phù hợp với sự phát triển của TCty.

Cần một định hướng đúng, một chiến lược bài bản


Vượt qua khó khăn, thử thách trong giai đoạn này thì TCty phải tự mình cứu lấy mình. Làm được điều này không phải là vấn đề đơn giản. Đòi hỏi một định hướng đúng, một khối óc lớn tinh anh, một kế hoạch phát triển bài bản, chuyên nghiệp và cần có sự quyết tâm mạnh mẽ. Những thách thức được đặt ra đối với sự phát triển thương hiệu xi măng Sông Gianh cũng là cơ hội trong phát triển tạo ra được một tiền đề, một nền tảng để phát triển lâu dài và bền vững.

Kế hoạch trong năm 2014 và những năm tiếp theo, TCty sẽ tiến hành quy hoạch, nâng cấp lại hệ thống kinh doanh. Quy hoạch hệ thống sản xuất và thị trường nhằm giảm lỗ với Sông Gianh và có lãi tại các trạm nghiền. Xây dựng mục tiêu phát triển đến 2015, trong đó sản xuất xi măng đạt khoảng 3.000 tấn/năm, doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng. Nâng công suất các trạm nghiền, tăng tốc sản lượng xi măng cho Sông Gianh. Phát triển về xi măng và các sản phẩm sau xi măng. Xác định mục tiêu, chiến lược phát triển cụ thể, đổi mới cách thức làm việc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đây sẽ là một bước đi đầy khó khăn đối với tình hình của TCty cũng như tình hình chung của thị trường. Thực hiện được bước đi này sẽ là một “cú hích” cho sự phát triển bền vững sau này đối với thương hiệu xi măng Sông Gianh. Sự thăng trầm, hưng thịnh là một điều hiển nhiên đối với chu kỳ phát triển của DN. Vượt qua nó đó là một vấn đề lớn đối với những người thủ lĩnh biết cầm cương.

Năm cũ đã qua đi, một năm mới đã đến, Xuân đã về trên khắp các nẻo đường đất nước. Trên các nhà máy xi măng mang thương hiệu Sông Gianh từ Quảng Bình đến Phú Yên vẫn rộn ràng sản xuất ngày đêm để kịp ra lò những mẻ xi măng chất lượng phục vụ cho các công trình trọng điểm của cả nước.

SJ (TH/ Báo Xây dựng)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?