Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Xi măng Công Thanh phải sử dụng nhiều tài sản đảm bảo để vay ngân hàng hơn 7.000 tỷ

21/10/2023 9:48:07 AM

Theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022 của Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh, thời điểm cuối năm 2022, Xi măng Công Thanh đang có các khoản nợ phải trả khoảng 7.300 tỷ đồng với 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng SHB, chi nhánh Vạn Phúc. Theo đó, các khoản vay nợ tại Vietinbank hơn 7.000 tỷ đồng, đây là khoản nợ bao gồm các hợp đồng cho vay đơn thuần và các khoản nợ liên quan trái phiếu phát hành của Xi măng Công Thanh từ năm 2009 và 2010.


Để được Vietinbank cấp vốn hàng nghìn tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh đã phải sử dụng nhiều tài sản đảm bảo, gồm nhiều tài sản hữu hình và vô hình của Công ty như: các bất động sản, cổ phần góp vốn của ông Nguyễn Công Lý (Chủ tịch HĐQT).


Kết thúc năm 2022, Xi măng Công Thanh ghi nhận khoản lỗ 1.181 tỷ đồng, tăng 34% so với khoản lỗ hơn 881 tỷ đồng của năm 2021. Đáng chú ý, năm 2022 đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp Xi măng Công Thanh báo lỗ, nâng tổng lỗ lũy kế lên gần 6.080 tỷ đồng.

Với khoản nợ khổng lồ hơn 7.300 tỷ đồng của Xi măng Công Thanh, từ năm 2017, ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP.HCM đã có công văn về việc cơ cấu thời hạn trả nợ gốc, lãi khoản vay dài hạn và trái phiếu đầu tư dự án dây chuyền 2 nhà máy Xi măng Công Thanh. Theo đó, Xi măng Công Thanh phải thanh toán nợ gốc các khoản vay dài hạn (bao gồm cả gốc khoản vay và gốc trái phiếu) đến hết năm 2035 dựa trên phục lục lịch trả nợ sau khi cơ cấu.

Đối với khoản nợ lãi vay dài hạn, ngân hàng Vietinbank yêu cầu Xi măng Công Thanh thanh toán thành 2 phương án. Thứ nhất, đối với phần lãi vay phải trả lũy kế tới năm 2016, Công ty sẽ phải trả trong giai đoạn từ năm 2020 tới năm 2026.

Đối với lãi vay phát sinh giai đoạn từ năm 2017 tới năm 2035 sẽ được phân bố trả theo kế hoạch dòng tiền từ năm 2022 tới năm 2035. Phần lãi phát sinh còn lại chưa trả do chênh lệch giữa phát sinh thực tế với số tiền trả nợ theo lịch cơ cấu sẽ được trả vào năm 2035.

Đối với khoản nợ tại Xi măng Công Thanh, ngân hàng Vietinbank đã bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) theo hợp đồng mua bán nợ số 5973/2018/MBN.VAMC-VIETINBANK ngày 18/12/2018. Theo đó, VAMC ủy quyền cho ngân hàng VietinBank thực hiện một số quyền của chủ sợ như đòi nợ, thu hồi nợ gốc và lãi, quản lý tất cả các khoản nợ mà VietinBank đã bán cho VAMC, xử lý tài sản đảm bảo.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Quý 3: Xi măng Quán Triều báo lỗ do doanh thu bán hàng giảm ()

Quý 3: Xi măng La Hiên thông báo lãi giảm ()

Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của Vicem Hà Tiên đạt 6,23 triệu tấn trong năm 2024 ()

Lợi nhuận doanh nghiệp xi măng có thể cải thiện do giá than hạ nhiệt ()

Xi măng Tân Quang tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm ()

Vicem Thạch cao Xi măng báo lỗ quý thứ 3 liên tiếp ()

9 tháng: Công ty Cổ phần Sản xuất VLXD Cao Bằng đạt doanh thu hơn 38 tỷ đồng ()

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó vì giá nguyên vật liệu tăng cao ()

ĐBSCL: Các nhà thầu đang chịu áp lực do giá cát tăng cao ()

Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp vượt khó khi giá thép liên tục lao dốc ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?