Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Thanh Hóa: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nỗ lực vượt khó

06/11/2023 8:17:25 AM

Tác động của suy thoái kinh tế, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao trong khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được do nhu cầu xây dựng giảm mạnh... là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó. Nỗ lực vượt khó bằng các giải pháp cụ thể từ chiến lược kinh doanh đến tiết giảm chi phí sản xuất đang được các doanh nghiệp triển khai thực hiện để ổn định sản xuất và duy trì tăng trưởng.


Sản xuất gạch tại Công ty CP Gạch ngói và Thương mại Hà Bắc, xã Hà Bắc (Hà Trung).

Công ty CP Đá Phú Thắng, xã Yên Lâm (Yên Định) là doanh nghiệp chuyên khai thác, chế biến đá vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng và xuất khẩu. Ông Nguyễn Chí Nam, Giám đốc Công ty cho biết, hàng năm, đơn vị cung ứng khoảng 50.000 - 55.000m³ đá vật liệu xây dựng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu cầu xây dựng giảm mạnh, từ đầu năm 2023 đến nay, lượng hàng tiêu thụ giảm từ 35 - 40% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khó khăn này, đơn vị không còn cách nào khác, buộc phải giảm dây chuyền sản xuất, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy, từ 100 lao động với mức thu nhập 12 - 15 triệu đồng/người/tháng, nay số lao động làm việc tại Công ty giảm còn 90 lao động, với thu nhập 8 - 9 triệu đồng/người/tháng.

Hơn 2 năm tạm ngừng sản xuất để đầu tư, lắp đặt dây chuyền có giá trị lên đến 90 tỷ đồng, tháng 3/2023, Công ty CP Gạch ngói và Thương mại Hà Bắc, xã Hà Bắc (Hà Trung) quay trở lại sản xuất. Ông Đinh Văn Dương, Giám đốc Công ty cho biết, theo công suất thiết kế, mỗi năm nhà máy sản xuất 30 triệu viên gạch. Từ khi quay trở lại sản xuất đến nay, Công ty đã sản xuất được khoảng 20 triệu viên gạch. Tuy nhiên, do chi phí giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm làm ra tiêu thụ rất chậm nên hàng tồn kho nhiều. Trong khó khăn này, để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đã chủ động cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí hoạt động, linh hoạt kế hoạch bán hàng và đồng bộ các giải pháp tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm, ký kết các hợp đồng với các nhà thầu xây dựng lớn và các công trình xây dựng dân sinh để tiêu thụ sản phẩm. Đến thời điểm này, công ty đã ký được 2 - 3 hợp đồng với nhà thầu xây dựng, số lượng gạch tiêu thụ hàng triệu viên.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 538 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp này được phân thành 12 nhóm ngành như: xi măng, gạch ốp lát, gạch không nung, khai thác, chế biến đá... Tuy nhiên, dù hoạt động trong nhóm ngành nào, thì tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo Phòng Vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng Thanh Hóa), 9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất của ngành Vật liệu xây dựng giảm từ 8 - 40% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhiều nhóm lĩnh vực giảm sâu như đá xây dựng giảm khoảng 30 - 40%, gạch xây giảm 25 - 30%, xi măng giảm 8 - 38%...

Để chống đỡ với khó khăn này, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm thị trường, cắt giảm chi tiêu, thu hẹp sản xuất, giảm việc làm của lao động, thậm chí là giảm lương công nhân... Tuy nhiên, vẫn có 8 doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất như Công ty TNHH Bình Phát, chuyên sản xuất tấm lợp fibro xi măng, xã Hoằng Phú (Hoằng Hóa); Công ty CP Xi măng Công Thanh, xã Tân Trường (thị xã Nghi Sơn); Xí nghiệp gạch tuynel Đông Văn, xã Đông Văn (Đông Sơn)...

Về thực trạng này, ông Nguyễn Trường Tam cho biết thêm: Ngoài tác động của bão giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, suy thoái kinh tế toàn cầu và rào cản thương mại của các nước nhập khẩu vật liệu xây dựng, trong nước lĩnh vực bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, kéo theo sự hồi phục chậm chạp của các doanh nghiệp ngành Vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, sự mất cân đối giữa cung - cầu do tình trạng dư thừa nguồn cung, gây nên tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Để từng bước khắc phục khó khăn này, ông Tam cho rằng các doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các chiến lược nhằm duy trì hoạt động ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng. doanh nghiệp nên ưu tiên ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, tập trung tăng cường công tác quản trị tài chính, quản trị rủi ro, mở rộng tất cả các phân khúc, địa bàn hoạt động. Đồng thời, tăng cường công tác đầu tư, cắt giảm chi phí, phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng hiện nay.

ximang.vn (TH/ Báo Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Quý 3: Vicem Bút Sơn ghi nhận mức lỗ gần 32 tỷ đồng ()

Hà Nam: Nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng cao ()

Xi măng Quán Triều nỗ lực vượt khó để ổn định sản xuất ()

Số ngày tồn kho của doanh nghiệp xi măng ở mức cao do tiêu thụ chậm ()

Doanh thu của Xi măng Bỉm Sơn giảm mạnh trong quý 3 ()

Quý 3: Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh báo lãi gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm 2022 ()

Vicem Hoàng Mai báo lỗ kỷ lục sau khi lãi 2 quý đầu năm ()

Vicem Hà Tiên báo lỗ quý 3 hơn 10 tỷ đồng ()

Xi măng Công Thanh phải sử dụng nhiều tài sản đảm bảo để vay ngân hàng hơn 7.000 tỷ ()

Quý 3: Xi măng Quán Triều báo lỗ do doanh thu bán hàng giảm ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?