Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Quý 1: Nhiều doanh nghiệp xi măng báo lỗ nặng

13/05/2023 2:05:42 PM

Không bất ngờ khi các doanh nghiệp ngành Xi măng thông báo tình hình kết quả kinh doanh quý 1/2023 với nhiều doanh nghiệp báo lỗ nặng.


Theo thống kê có 24 doanh nghiệp xi măng (trên HOSE, HNX và UPCoM) đã công bố BCTC quý 1/2023 trong đó có 5 doanh nghiệp lãi tăng, 9 doanh nghiệp lãi giảm, 2 doanh nghiệp có lãi (năm trước lỗ) và 8 doanh nghiệp báo lỗ. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 6,141 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tổng lợi nhuận ròng âm 94 tỷ đồng, trong khi quý 1/2022 lãi 258 tỷ đồng. Kết quả chung cuộc bị ảnh hưởng đáng  kể bởi khoản lỗ của những doanh nghiệp đầu ngành.


Cụ thể, trong quý 1, Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1) đạt doanh thu 1,691 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn tăng 30% do tác động giá than, giá dầu Thế giới tăng cao làm ảnh hưởng tới giá thành sản xuất, khiến Vicem Hà Tiên lỗ kỷ lục 86 tỷ đồng, đây là mức lỗ quý nặng nhất từ khi niêm yết 2007 tới nay.

Doanh thu của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) đạt 875 tỷ đồng, giảm 26%. Kết quả lỗ 47 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 70 tỷ đồng. Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn (HNX: BTS) cũng lỗ 15 tỷ đồng với doanh thu 653 tỷ đồng, giảm 12%. Vicem Bút Sơn cho biết dư cung tiếp tục ở mức cao, tiêu thụ trong nước gần như không tăng. Thị trường xuất khẩu đối diện với hàng loạt yếu tố không thuận lợi, các nước nhập khẩu xi măng, clinker chính của Việt Nam như Philippines tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, dựng hàng rào kỹ thuật thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc chưa gia tăng nhu cầu nhập clinker, dẫn đến việc lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 của HT1, BBC và BTS

Những ông lớn đầu ngành đều đón nhận kết quả kém tích cực trong quý đầu năm, điều này cho thấy phần nào việc đưa ra chỉ tiêu năm 2023 của các doanh nghiệp đều rất thận trọng. Hầu hết đều đặt mục tiêu giảm sản lượng clinker, trong đó Xi măng Bỉm Sơn giảm 9%, Vicem Hà Tiên giảm 4%, Vicem Bút Sơn giảm 1% so với thực hiện năm 2022. Doanh thu và lợi nhuận mục tiêu của Vicem Hà Tiên tăng trưởng khiêm tốn lần lượt là 1% và 7%. Xi măng Bỉm Sơn và Vicem Bút Sơn dù đặt doanh thu cao hơn năm 2022 nhưng lợi nhuận lại giảm sâu lần lượt 56% và 41%.

Các doanh nghiệp đầu ngành kinh doanh ảm đạm là vậy nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp ngành Xi măng tăng trưởng, điển hình như Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai (HNX: HOM) với doanh thu 449 tỷ đồng, tăng 5%; lãi ròng tăng 9% đạt hơn 400 triệu đồng. Công ty CP Xi măng La Hiên - VVMI (HNX: CLH) tuy doanh thu giảm 10% còn 157 tỷ đồng nhưng lãi ròng đạt 10 tỷ đồng, tăng 7%. Cuối cùng là Công ty CP Xi măng Sài Sơn (UPCoM: SCJ) doanh thu tăng 18%, đạt 252 tỷ đồng; lợi nhuận hơn 600 triệu đồng, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2022.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Xi măng và Xây dựng Công trình Cao Bằng đạt doanh thu hơn 7,1 tỷ đồng ()

Xi măng Sông Lam từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước ()

Quý 1: Xi măng Bỉm Sơn báo lỗ 48,6 tỷ đồng ()

Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp xi măng, thép có thể giảm đến 15% do giá điện tăng ()

Doanh nghiệp xi măng Trung Quốc giảm lợi nhuận năm qua ()

Xi măng Mai Sơn đảm bảo tốt quyền lợi cho người lao động ()

Những tín hiệu giúp doanh nghiệp xi măng nới rộng biên độ lợi nhuận năm 2023 ()

Vicem Hà Tiên thận trọng trong kế hoạch SXKD năm 2023 ()

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng vượt khó nhờ đầu tư công ()

Quý I: Công ty CP SX VLXD Cao Bằng đạt doanh thu trên 11,1 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?