Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Những tín hiệu giúp doanh nghiệp xi măng nới rộng biên độ lợi nhuận năm 2023

19/04/2023 10:13:55 AM

Trong bối cảnh nguồn cung xi măng dư thừa, nhưng sức cầu nội địa còn yếu và xuất khẩu phục hồi chậm, hiện xu hướng giá than giảm từ đầu năm được kỳ vọng sẽ là biến số quan trọng giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng trong năm nay. Bên cạnh đó, Chính phủ phê duyệt dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội, triển khai giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội… là những tín hiệu tích cực tạo lòng tin cho thị trường.


Vicem Hoàng Mai, một trong những doanh nghiệp hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận.

Theo dữ liệu của Trading Economics, đến cuối tháng 3/2023, giá hợp đồng tương lai than tiêu chuẩn Newcastle giao dịch trên Sàn liên lục địa (Intercontinental Exchange) và Sàn giao dịch hàng hóa New York (New York Mercantile Exchange) đã giảm xuống quanh mức 175 USD/tấn, vùng giá thấp nhất kể từ tháng 1/2022 đến nay. So với mức đỉnh 457,8 USD/tấn thiết lập đầu tháng 9/2022, giá hợp đồng tương lai than tiêu chuẩn Newcastle đã giảm 62%. Còn so với mức giá 404,15 USD/tấn hồi đầu năm nay, giá than đã giảm 56%.

Sau giai đoạn giằng co 400 USD/tấn, đà giảm của giá than đã mạnh mẽ hơn từ đầu năm 2023 đến nay trong bối cảnh mùa đông ấm áp hơn và giá khí đốt tự nhiên thấp hơn làm giảm sự phụ thuộc vào than để sản xuất điện. Về phía cung, Trung Quốc - quốc gia sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất Thế giới - đã tăng sản lượng than thêm 9% lên mức kỷ lục 4,5 tỷ tấn trong năm ngoái. Theo Trading Economics, Trung Quốc thúc đẩy các Công ty khai thác tăng cường sản xuất do lo ngại tình trạng thiếu nhiên liệu do xung đột Nga - Ukraine.

Đà giảm của giá than - nhiên liệu quan trọng chiếm tới 40% giá thành sản xuất xi măng - được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp xi măng cải thiện biên lợi nhuận sau khi gặp rất nhiều khó khăn do xu hướng tăng giá của loại nhiên liệu chính này trong năm ngoái.

Năm 2022, biên lợi nhuận của đa số doanh nghiệp xi măng trong nước đều giảm, dù doanh thu có tăng trưởng, trong bối cảnh chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhiên liệu tăng cao theo đà tăng của giá than, nhưng giá bán đầu ra tăng ít do sức cầu yếu và tình trạng cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành ảnh hưởng đến khả năng chuyển áp lực chi phí đầu vào sang giá bán. Nhiều doanh nghiệp phải bổ sung chiết khấu, khuyến mại, cho nhà phân phối nợ… để giữ sản lượng và thị phần.

Chẳng hạn, tại Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên, năm 2022, Công ty đạt 8.918 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 26,2% so với năm 2021. Tuy vậy, biên lợi nhuận gộp hợp nhất chỉ đạt 10%, giảm 2,6 điểm phần trăm so với năm 2021, mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Giá vốn của Công ty đã tăng 30% trong năm qua bởi tác động tăng cao của giá than, giá dầu Thế giới, làm tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận.

Cùng với giá vốn tăng mạnh, các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng đồng loạt gia tăng. Trong đó đáng kể nhất là khoản phí tư vấn chuyển giao kỹ năng quản lý và phát triển thị trường mà Công ty phải trả cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) khiến lợi nhuận sau thuế cả năm của Vicem Hà Tiên chỉ còn 258 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 371,5 tỷ đồng năm 2021. Đây cũng là mức lợi nhuận sau thuế thấp nhất của Công ty kể từ năm 2013.

Tại Công ty CP Xi măng Vicem Bỉm Sơn, biên lợi nhuận gộp năm 2022 cũng giảm sâu về 10,3%, ghi nhận mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế cả năm của Công ty giảm 19,1% so với năm 2021 dù doanh thu thuần chỉ giảm 2,6%.

Lợi nhuận sau thuế giảm, biên lợi nhuận bị thu hẹp cũng là tình trạng ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp xi măng khác trong năm 2022 như: Xi măng Sài Sơn, Vicem Hải Vân… Một số ít doanh nghiệp xi măng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận như Xi măng Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Mai chủ yếu trên mức nền thấp của năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với kết quả kinh doanh từ năm 2019 trở về trước.
 

Biến động giá than năm qua đến hết quý I/2023.

Giá than toàn cầu đã tăng khoảng 66 - 138% trong năm 2022 do các nguyên nhân như: xung đột quân sự Nga - Ukraine đẩy giá năng lượng lên cao; việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga buộc châu Âu phải sử dụng năng lượng thay thế, trong đó có than; các nền kinh tế mở cửa trở lại sau dịch Covid-19. Trong khi đó, nhu cầu trong nước yếu đi do sự đi xuống của thị trường bất động sản kể từ quý II/2022 và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc (thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, chiếm 54% tổng sản lượng xuất khẩu xi măng năm 2021), khiến các nhà sản xuất cạnh tranh gay gắt, giá bán chỉ tăng 5 - 10%, lợi nhuận giảm, có giai đoạn kinh doanh chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ.

Bước sang năm 2023, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xi măng được đánh giá tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi thị trường xuất khẩu có thể dần phục hồi nhờ chính sách tái mở cửa của Trung Quốc hay đầu tư công tăng mạnh, thì ngược lại, khó khăn về vốn và ứ đọng thanh khoản của thị trường bất động sản dân cư vẫn gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng sức cầu. Việc tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, việc giá than giảm mạnh từ đầu năm đến nay và dự báo mức giá trung bình cả năm thấp hơn so với năm 2022 được kỳ vọng sẽ là biến số quan trọng giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xi măng năm 2023.

Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn kiên trì thúc đẩy tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công và đẩy nhanh dự án triển khai 1 triệu căn nhà ở xã hội, sẽ giúp cải thiện thị trường nội địa đáng kể. Ngân hàng Nhà nước cũng khẩn trương ban hành cơ chế gói tín dụng ưu đãi 1.200 tỷ đồng và thúc giục các ngân hàng thương mại phối hợp giải ngân. Từ đó có thêm dòng tiền giúp thanh khoản các khoản nợ đọng và giảm tồn kho cho các nhà sản xuất.

Một yếu tố tích cực là mặt bằng lãi suất trong nước thời gian gần đây có xu hướng hạ nhiệt, biến động tỷ giá USD/VND cũng ổn định hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xi măng giảm bớt áp lực gia tăng chi phí tài chính cũng như chi phí nhập khẩu nhiên liệu.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Vicem Hà Tiên thận trọng trong kế hoạch SXKD năm 2023 ()

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng vượt khó nhờ đầu tư công ()

Quý I: Công ty CP SX VLXD Cao Bằng đạt doanh thu trên 11,1 tỷ đồng ()

Nghệ An: Chủ đại lý, nhà thầu chật vật xoay xở vì giá thép tăng cao ()

Thanh Hóa: Doanh nghiệp gặp khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng cao ()

Năm 2023: Vicem Hà Tiên đặt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận tăng 7% ()

Xi măng La Hiên đảm bảo việc làm ổn định cho gần 550 lao động ()

Doanh nghiệp xi măng kỳ vọng cải thiện biên lợi nhuận do giá than hạ nhiệt ()

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải đối mặt với 2 trở ngại trong năm 2023 ()

Thanh Hóa: Doanh nghiệp gặp khó khăn bởi giá vật liệu xây dựng quá cao ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?