Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Những thách thức doanh nghiệp xi măng phải đối mặt

19/08/2022 10:04:34 AM

Cách đây 1 tuần, giá than nhập khẩu là khoảng 210 - 220 USD, trong khi nguyên liệu này chiếm 56% giá thành sản xuất clinker. Giá than tăng cao như vậy gây không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng.


Theo đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, cách đây 1 tuần, giá than nhập khẩu là khoảng 210 - 220 USD, trong khi đó nguyên liệu than chiếm 56% trong giá thành sản xuất clinker. Giá than tăng đẩy nhiều dây chuyền sản xuất vào cảnh phải dừng hoạt động.

Chưa kể, khi giá xi măng tăng thì nhà thầu xây dựng cũng chịu tác động, giá đội lên phải dừng thi công hoặc không sẽ thua lỗ. Không chỉ ngành xây dựng khó khăn, ông Cung cho rằng sự khó khăn này còn gây hệ lụy cho cả nền kinh tế.

Về giải pháp, ông Cung cho biết ngành xi măng đang cố gắng giảm lượng clinker trong xi măng. Tuy nhiên việc thay thế này cũng gặp không ít khó khăn.

Thách thức lớn thứ hai được Chủ tịch Hiệp hội Xi măng nhắc tới đó là tình trạng mất cân đối cung - cầu. Cụ thể, tổng công suất thiết kế hiện nay của ngành Xi măng là 107 triệu tấn song do ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lên đến 123 triệu tấn, trong khi tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa là khoảng hơn 50 triệu tấn.

Đối với vấn đề môi trường, ông Cung nhấn mạnh, ngành xi măng rất quan tâm và hăng hái đầu tư bởi ngoài vấn đề về môi trường thì còn mang lại hiệu quả kinh tế. Ông dẫn ví dụ về vấn đề sử dụng rác thải, phế thải và bùn thải… trong quá trình sản xuất xi măng. Tuy nhiên, vị này chỉ ra, quá trình này gặp rất nhiều khó khăn về các loại thủ tục khác nhau. Việc biến rác thải thành xi măng gặp ách tắc vì lấy được nguồn là vô cùng khó.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cũng nhắc tới một vấn đề nan giải nhiều Công ty xi măng gặp phải. Đó là hiện nay, hầu hết nhà máy xi măng đều sản xuất vượt công suất thiết kế khi đẩy mạnh năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật… Kéo theo đó là nguyên vật liệu đầu vào cũng phải tăng, dẫn đến tình trạng khai thác tăng vượt mức được cho phép. Bài toán này là hết sức khó khăn đối với các nhà máy, theo ông Cung.


Hệ thống đốt rác thải tại lò nung Xi măng Vicem Hoàng Thạch.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Xuân Khôi, Tổng giám đốc Vicem Hoàng Thạch, cũng cho biết, khi công nghệ khoa học phát triển, năng suất lao động ngành Xi măng tăng, nhu cầu đá vôi, đất sét cũng nhiều hơn. Trong khi đó, cấp phép ban đầu cấp lại theo công suất, khi tăng công suất lên thì sẽ gặp hạn chế.

Ông Khôi cũng nhấn mạnh, ngành Xi măng đang đối mặt khó khăn khi cung vượt xa cầu, dẫn đến cảnh cạnh tranh nhau rất khốc liệt cả về địa bàn, giá cả, số lượng. Ngoài ra, một số nhà máy sản xuất xi măng trước đây có quy mô bé, công nghệ lạc hậu nay muốn cải tạo để đồng bộ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Hoàng Vân, Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, cũng nhắc tới vấn đề vượt công suất khi đề cập tới mối lo lớn nhất của người lao động. Theo vị này, sức khỏe của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Doanh nghiệp có ổn định, phát triển thì đời sống người lao động mới đảm bảo.

Song ông nêu thực tế, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đều phát triển vượt công suất thiết kế. Nếu đúng thiết kế thì không đảm bảo tối ưu cho sản xuất. Tuy nhiên, phần xin tăng lên thì rất khó khăn, theo ông Vân. Doanh nghiệp thấy lo lắng nhất khi khai thác, sử dụng khoáng sản.

Còn theo ông Phạm Đức Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Nghi Sơn, trăn trở rất lớn của ngành Xi măng sắp tới là làm sao đẩy mạnh được thị trường xuất khẩu. Song theo ông Trung, việc xuất khẩu cũng gặp nhiều rào cản. Mỗi chính sách ở mỗi nước khác nhau. Nhiều thị trường có những rào cản pháp lý.

Ông cũng lo ngại về mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường này khi trong giai đoạn tới các thương hiệu xi măng lớn vào Việt Nam.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Nhiều doanh nghiệp xi măng giảm lãi do chi phí đầu vào tăng cao ()

7 tháng: Doanh thu tiêu thụ của Xi măng La Hiên đạt gần 451 tỷ đồng ()

Công ty CP Năng lượng và Môi trường Vicem báo lãi 6 tháng năm 2022 tăng hơn 3 lần ()

Doanh nghiệp ngành Xây dựng chật vật vì giá vật liệu tăng ()

Quý 2: Lợi nhuận sau thuế của Vicem Bút Sơn tăng 48% lên 31 tỷ đồng ()

Lạng Sơn: Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh giá vật liệu tăng cao ()

Quý II: Vicem Hà Tiên lãi sau thuế gần 136 tỷ đồng ()

Quý 2: Công ty CP Vicem Bao bì Bút Sơn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 3,6 tỷ đồng ()

Hà Nam: Giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó ()

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm tập trung gắn kết, san sẻ với người lao động ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?