Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Năm 2015: Xi măng Vinacomin sản xuất và tiêu thụ hơn 2 triệu tấn

11/01/2016 10:48:37 AM

Năm 2015 tiếp tục là một năm có nhiều thách thức với Xi măng Vinacomin. Song, đến thời điểm này, cả 3 công ty xi măng làm nên thương hiệu Xi măng Vinacomin đều đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật năm với sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ đạt trên 2 triệu tấn.

Sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không để tồn kho

 

Với 3 nhà máy sản xuất xi măng tại vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, năm 2015, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP (VVMI) sản xuất và tiêu thụ hơn 2 triệu tấn xi măng, đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

 

Cụ thể, theo kế hoạch năm 2015, Công ty Xi măng Quán Triều sản xuất và tiêu thụ 700.000 tấn xi măng,  doanh thu ước đạt trên 570 tỷ đồng. Công ty đồng thời đặt mục tiêu đảm bảo việc làm ổn định cho hơn 400 công nhân cán bộ với mức thu nhập bình quân khoảng 5,8 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, tất cả chỉ tiêu này đều đã hoàn thành, đạt 100 % kế hoạch. Tương tự, tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của Công ty Xi măng La Hiên và Xi măng Tân Quang đều thuận lợi. Hiện tại, gần như không có hàng tồn kho. Điều này giúp các đơn vị tăng công suất vận hành, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đặc biệt là Xi măng La Hiên, đến trung tuần tháng 12, Công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu SXKD năm 2015, về đích trước 2 tuần.

 

 

Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn của Tập đoàn, của ngành sản xuất xi măng nói chung, việc duy trì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm việc làm thu nhập cho người lao động của 3 công ty Xi măng La Hiên, Xi măng Quán Triều, Xi măng Tân Quang là kết quả sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể CNCB 3 đơn vị này, đồng thời khẳng định sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP.

 

Những nỗ lực không ngừng

 

Có một điểm chung trong công tác lãnh đạo, điều hành sản xuất của cả 3 Công ty Xi măng Quán Triều, La Hiên, Tân Quang, đó là, trong khó khăn, lãnh đạo Công ty đều xác định, một mặt phải ổn định công tác tổ chức sản xuất; đồng thời không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách kiểm tra sát sao chất lượng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất; tuân thủ quy trình kỹ thuật công nghệ, kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất bán. Trong đó đặc biệt tăng cường kiểm soát chặt chất lượng đá vôi đầu vào, dự trữ vật tư, nguyên vật liệu hợp lý phục vụ kịp thời sản xuất; xây dựng bài toán phối liệu phù hợp với sự dao động của nguyên liệu đầu vào, kiểm tra thường xuyên, liên tục chất lượng xi măng, clinker xuất bán, tuyệt đối không đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng.

 

Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các đơn vị triệt để thực hành tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất bằng cách lên kế hoạch giờ chạy máy, giảm vận hành giờ cao điểm, hợp lý hóa quá trình sản xuất để giảm giá thành.

 

Mặt khác, để đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, công tác phát triển thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Lãnh đạo VVMI cũng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị sản xuất xi măng trong Tổng Công ty Công tập trung làm tốt công tác này, nhất là việc tuyên truyền để tất cả công nhân cán bộ trong Tổng Công ty Công hiểu được vấn đề thị trường tiêu thụ chính là yếu tố then chốt liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, cũng như sự tồn tại của Xi măng Vinacomin. Từ đó, mỗi đơn vị xây dựng kế hoạch mở rộng địa bàn tiêu thụ với nhiều biện pháp cụ thể. Đặc biệt, với đối tác khách hàng, Xi măng Vinacomin luôn có chính sách, cơ chế phù hợp để thu hút khách hàng, giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thêm các thị trường mới. Phương châm chung của Xi măng Vinacomin là "sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, đạt chất lượng cao nhất và giá cả cạnh tranh nhất".

 

Chính những nỗ lực không ngừng đó đã đem lại kết quả tích cực trong công tác tiêu thụ của Tổng Công ty nói chung, của mỗi đơn vị nói riêng. Hiện, Xi măng Vinacomin đã xây dựng và phát triển được một hệ thống mạng lưới tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh thành phía Bắc.

 

Quỳnh Trang (TH/ Vinacomin)

 

Các tin khác:

Vicem sẵn sàng cho IPO ()

Ảnh hưởng của Hiệp định TPP tới doanh nghiệp vật liệu xây dựng ()

Xi măng Hải Phòng tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2015 ()

Năm 2015: Lợi nhuận Vicem tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước ()

Năm 2015: Xi măng Quang Sơn sản xuất 1,1 triệu tấn xi măng ()

Đảng ủy Xi măng VICEM Hải Phòng tổng kết công tác năm 2015 ()

Công ty CP Vật liệu và Xây lắp Tam Điệp: Sức bật từ cổ phần hoá ()

Doanh nghiệp xi măng: Tái cơ cấu để hội nhập ()

Vicem thoái toàn bộ vốn tại Cao su Đồng Nai - Kratie ()

11 tháng: Lợi nhuận của Viglacera tắng 1,5 lần ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?