Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

SCIC: Khó thoái vốn tại Xi măng Bắc Giang

03/11/2016 9:32:10 AM

Khó khăn chung của ngành xi măng trong nước và khó khăn nội tại của doanh nghiệp khiến hoạt động thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng không dễ dàng. Đây cũng là dự đoán mà giới “đầu tư đưa ra với trường hợp bán vốn cả lô lần thứ 3 mà SCIC dự kiến đấu giá vào tháng 11 tới, tại Công ty CP Xi măng Bắc Giang.


 
Theo thông báo đấu giá, SCIC sẽ chào bán 270.325 cổ phần cả lô của Công ty CP Xi măng Bắc Giang, giá khởi điểm 1.000 đồng cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần, bước giá 100 đồng. Thời gian đăng kí và nộp tiền cọc diễn ra từ ngày 26/10/2016 đến ngày 3/11/2016. Đây có lẽ là một trong những đợt bán vốn trị giá cực nhỏ so với quy mô đầu tư của SCIC nói chung và quy mô đầu tư của chính đơn vị này vào ngành xi măng từ trước đến nay.

Trước đó, SCIC đã có thông báo đấu giá cổ phần Xi măng Bắc Giang vào tháng 9/2016. Và trước đó nữa, lần thông báo đấu giá thứ nhất đã diễn ra vào tháng 7/2016. Kết quả của 2 lần là các đợt chào bán bất thành. Đáng lưu ý là trải qua 3 lần thông báo đấu giá, giá khởi điểm chào bán số cổ phần Xi măng Bắc Giang mà SCIC sở hữu theo kết quả bất thành cũng đã tuột dốc không phanh, từ mốc 10.000 đồng/ cổ phần vào đợt thông báo 1 xuống 3.000 đồng/ cổ phần vào đợt thông báo 2 và hiện nay, là 1.000 đồng/ cổ phần. Có vẻ như “giá nào cũng bán” là quyết tâm mà SCIC đặt ra khi nỗ lực đẩy đi số cổ phần xi măng mà họ đang sở hữu.

Tuy nhiên, ngay cả với mức giá khởi điểm chào bán đã điều chỉnh “chóng mặt” chỉ trong vòng hơn 3 tháng, giới chuyên môn vẫn cho rằng nỗ lực thoái vốn khỏi ngành xi măng của SCIC chưa đủ để gặt hái kết quả. Nguyên do cơ bản là ngành xi măng nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn chính là nguồn cung vượt cầu và cạnh tranh thị trường trở nên khốc liệt.

Cụ thể hơn, theo thống kê của CTCK Đông Nam Á, năm 2015, tổng tiêu thụ xi măng cả nước ước đạt 72 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2014. Dự báo mức tăng trưởng của năm chỉ vượt 3,5 - 4,5% so với năm ngoái. Trong khi đó, một thống kê khác cho biết với 58 nhà máy, tổng công suất sản xuất xi măng cả nước đã đạt trên 80 triệu tấn/năm. Đồng nghĩa với việc cung vẫn vượt cầu. 

Chưa kể, điều đáng lo ngại là hiện nay khả năng xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, từ năm 2015, xuất khẩu đã giảm gần 20%, đạt 16,25 triệu tấn và năm nay dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc sau thời gian phát triển nóng đã dư thừa công suất khoảng 670 triệu tấn xi măng, do vậy sức ép cạnh tranh về giá thành xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng trong nước, hiện cao hơn vài USD/tấn so với xi măng Trung Quốc. 

Lượng dư này gấp khoảng 8 lần tổng công suất xi măng của Việt Nam. Chưa kể cạnh tranh xuất khẩu từ xi măng Thái Lan trên thị trường quốc tế cũng ngày càng lớn. Cạnh tranh nội và sức ép ngoại khiến khiến các doanh nghiệp nhỏ trong ngành đã khó, càng khó hơn. Ngay cả doanh nghiệp lớn ngành xi măng cũng không hề dễ thở.

Trong bối cảnh đó, Xi măng Bắc Giang lại gần như không có nhiều lợi thế, hiện tại đơn vị đang hoạt động âm vốn chủ sở hữu với 3 năm liên tiếp thua lỗ. Tại báo cáo tài chính 2015, Công ty đang lỗ gộp trước thuế hơn 71 tỷ đồng. Trước đó, năm 2014 là âm hơn 90 tỷ đồng. 

Triển vọng kinh doanh của Xi măng Bắc Giang năm 2016 và năm tới càng khó khả quan khi ngoài số lỗ lũy kế lớn so với vốn sở hữu, Công ty còn đang đối mặt với những cáo buộc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực.

Với những tín hiệu kinh doanh u ám đó, không lạ khi SCIC, dù rất nỗ lực, kiên quyết thoái vốn, số cổ phần chào bán tính trên giá khởi điểm vô cùng nhỏ giọt, thấp như không thể thấp hơn ngay cả với danh mục đầu tư cá nhân, nhà đầu tư vẫn rất ít quan tâm.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Tái cơ cấu Xi măng Quang Sơn ()

Cổ phần hóa Vicem vẫn chưa có hồi kết ()

Nâng cao chất lượng hệ thống logistics với ngành xi măng ()

Tuyên Quang: Doanh nghiệp xi măng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ()

6 vấn đề trọng tâm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng ()

Giải quyết vướng mắc trong việc di dời nhà máy Xi măng Long Thọ ()

Giải pháp quản trị hiệu quả trong sản xuất xi măng (P2) ()

Giải pháp quản trị hiệu quả trong sản xuất xi măng (P1) ()

SCIC không dễ thoái toàn bộ vốn tại YBC ()

Tháo gỡ khó khăn trong công tác thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các DN xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?