Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

“Bắt mạch” kinh tế Việt Nam 2013

27/04/2013 9:17:16 AM

Các chuyên gia kinh tế cho rằng những thách thức chủ yếu mà nền kinh tế VN đang phải đối mặt trong năm 2013  là : Tốc độ tăng trưởng có nguy cơ giảm sút, nợ xấu, hàng tồn kho cao, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, DN tiếp tục đối mặt với khó khăn…

 
Năm 2013 tuy còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng vẫn có nhiều cơ hội để tái cơ cấu DN, lành mạnh hóa thị trường hướng đến mục tiêu phát triển dài hạn (Ảnh: thép là một trong những ngành có lượng tồn kho lớn)
   
Bốn tháng đầu năm 2013 đã khép lại, nhưng các dấu hiệu  của nền kinh tế đều cho thấy chưa có nhiều đột phá, nội lực kinh tế vẫn chưa phục hồi trong khi những thách thức tích tụ từ trước vẫn chưa giảm đang gây áp lực đến khả năng tăng trưởng kinh tế của cả năm 2013.

3 nhân tố làm nghẽn mạch nền kinh tế

Theo các chuyên gia kinh tế, những tồn tại và khó khăn về tồn kho sản phẩm, nợ đọng tăng cao, khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) chưa thể giải quyết. vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại, quá trình hoạt động kém hiệu quả của một số  DN nhà nước… sẽ là những trở lực lớn của tăng trưởng và phát triển nền kinh tế năm nay. Vì vậy, các chuyên gia đều có chung dự báo, CPI năm 2013 nhiều khả năng thấp hơn năm 2012 trong khi thu ngân sách nhà nước sẽ rất khó khăn do tác động của nền kinh tế trì trệ. PGS TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế nhận  định : các yếu tố tăng trưởng tiềm năng có nguy cơ suy giảm dần do năng lực sản xuất bị giới hạn bởi năng suất lao động thấp và công nghệ lạc hậu. Cùng với đó, sau thời gian dài thắt chặt điều kiện tín dụng do lo ngại nợ xấu tăng cao và kiềm chế lạm phát, nhiều DN đã ngừng sản xuất và phá sản. điều này khiến cho khả năng sản xuất hiện tại và trong tương lai của nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh. Theo đó, các chính sách kích thích tài khóa với quy mô lớn để giúp cho nền kinh tế tăng trưởng cao, sẽ chủ yếu dẫn đến lạm phát trong dài hạn do nền kinh tế đã ở quanh mức tăng trưởng tiềm năng của nó.

Về vấn đề nợ xấu, mặc dù chưa có một bức tranh chính xác về thực trạng nợ xấu ngân hàng tại VN nhưng vấn đề này đang rất đáng lo ngại, vượt xa báo động của NHNN. Đây được cho là cục máu đông, điểm nghẽn của nền kinh tế. chính vì vậy các chuyên gia cho rằng nếu không giải quyết được nợ xấu thì không thể tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.

Đồng tình, Ths Dương Hoàng Lan Chi - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, nợ xấu hiện đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế cũng như tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Chính vì vậy, theo các chuyên gia hạ thấp nợ xấu, thông thoáng các thủ tục cho vay vốn sẽ là những giải pháp hiệu quả để khơi thông nền kinh tế vốn đang vô cùng khó khăn.

Trong khi đó, hàng tồn kho cao cũng là vấn đề được hầu hết các chuyên gia đặt ra như vấn đề đáng lo ngại dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế. Theo Bộ Công thương, tính đến hết quý I/2013, chỉ số hàng tồn kho ở một số ngành rất cao, có ngành tăng đến 40% như ngành nhựa và xi măng. Chỉ số tồn kho của sắt, thép gang tăng 40,6%... Dẫn tới nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất  chỉ 30 -35%. Bong bóng bất động sản vỡ, tổng bất động sản hàng tồn kho nếu tính giá trị  vốn đọng lên tới 200.000 tỉ đồng đến mức các chuyên gia kinh tế ví von : “tồn kho BĐS - cái lõi của cục máu đông”.

Lý giải thêm, TS Nguyễn Ngọc Tuyến - Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cho biết, tỉ lệ giá trị hàng tồn kho so với giá trị sản xuất hàng tháng của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ tháng 7/2012 đến cuối tháng 2/2013 luôn ở mức cao, khoảng 69 - 93%, trong khi đó tỉ lệ tồn kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường phải là 65%.

DN khủng hoảng niềm tin

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long còn nhấn mạnh đến thách thức do niềm tin về nền kinh tế đang bị suy giảm. Điều này thể hiện nhà đầu tư không đưa vốn, người tiêu dùng cũng không sẵn sàng chi tiêu, nên tổng cầu và tổng cung năm 2013 khó cải thiện. Năm 2013 là năm niềm tin của thị trường bị giảm sút nghiêm trọng, muốn xúc tiến thương mại đầu tư trước hết các chính sách phải lấy lại niềm tin cho thị trường. Bởi năm 2013 là năm tích tụ những khó khăn của sụt giảm kinh tế kéo dài từ năm 2008 để lại. “Với thị trường BĐS, khủng hoảng niềm tin còn đáng sợ hơn rất nhiều so với những khó khăn khác. Chúng ta phải làm thế nào để đưa nhà đầu tư quay lại thị trường đòi hỏi không chỉ là nỗ lực của DN địa ốc mà còn có cả sự can thiệp của Nhà nước. Do vậy, cần tạo dựng niềm tin nền kinh tế nói chung và đặc biệt là niềm tin của thị trường BĐS để duy trì đà phục hồi của nền kinh tế” - ông Long khẳng định.

Các chuyên gia đều chung nhận định rằng, nếu không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những thách thức trên sẽ là cản trở lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế năm 2013.

Giải pháp không chỉ cho 2013

TS Nguyễn Đình Cung - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì cho rằng, vấn đề cơ bản của nền kinh tế nằm ở cơ cấu vi mô. Ông Cung khẳng định : giải pháp quan trọng cho năm 2013 là cần đổi mới mạnh mẽ việc quản lý đầu tư công. Hạn chế và khắc phục lối đầu tư phục vụ nhóm lợi ích; thu hẹp tối đa lối đầu tư mang tính đầu cơ, trục lợi; đầu tư bầy đàn, chạy theo các giá trị ảo… Việc triển khai thực hiện các công việc nói trên là quá trình trung hạn. Tuy vậy, trước mắt, ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, cần tập trung triển khai tái cơ cấu khối DN nhà nước, các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu đầu tư công với quy mô và cường độ lớn, để nhanh chóng cải thiện niềm tin của dân chúng và thị trường về một làn sóng cải cách mới. Cụ thể, loại bỏ cơ chế xin - cho, cơ chế tạo nên sự không minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh; phải thay đổi tư duy về vai trò của DN nhà nước bằng đổi mới cách thức quản trị loại hình DN này.

Còn ông Nguyễn Ngọc Tuyến - Viện Kinh tế Tài chính cho rằng giải pháp tài khóa và tiền tệ là quan trọng nhất. Bởi theo ông Tuyến, tồn kho cao là kết quả của sự giảm sút sức cầu trên thị trường mà nguyên nhân sâu xa nằm trong chính cơ cấu và hệ thống phân bổ nguồn lực “có vấn đề” của nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào vốn, cơ chế phân bổ vốn lại không hợp lý, việc quản lý sử dụng vốn lại lỏng lẻo, làm cho hiệu quả đầu tư thấp, sẽ dẫn tới kết cục tất yếu là lạm phát cao kéo dài, sức cầu thị trường suy giảm liên tục.

Tuy vậy, năm 2013 nền kinh tế VN đan xen cả thách thức và cơ hội. Nhưng đây cũng là thời kỳ mở ra những cơ hội bứt phá cho các DN tư nhân lẫn DNNN và các tập đoàn, để tái cơ cấu và phát triển bền vững. Trong ngắn hạn về kinh tế vĩ mô đang đối mặt với nhiều rủi ro, nhưng nếu Nhà nước, nhân dân và DN chung sức để giải quyết các vấn đề trên thì nhất định nền kinh tế VN sẽ bứt phá trong khủng hoảng.



Theo DĐDN *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?