Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Quản trị luộm thuộm, doanh nghiệp dễ chết

27/04/2013 8:55:03 AM

Số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngưng trệ hoạt động trong một năm qua bằng cả mười năm trước cộng lại, cho thấy áp lực tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng lớn. Năm nay, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam kỷ niệm 50 năm thành lập trong bối cảnh các hội viên doanh nghiệp của mình ngày càng ốm yếu, èo uột.

  
Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp

Đầy tâm tư, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp (VCCI) cho biết: “Trong năm 2013, khó khăn sẽ còn tiếp tục bởi nhiều vấn đề nội tại chưa được cải thiện như khả năng quản trị, định hướng chiến lược, năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp không những kém mà rất kém. Hiện tại, lượng hàng tồn kho vẫn rất lớn, giải quyết hàng tồn kho để tiếp tục năng lực sản xuất là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như vốn, lãi suất, nhân lực… chưa thể cải thiện nhanh được sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục khó khăn”.

Doanh nghiệp “chết” nhiều, số còn sống thì phần lớn ốm yếu, èo uột. VCCI kêu gọi doanh nghiệp phải quyết liệt tái cơ cấu, vậy cần tái cơ cấu theo hướng nào?

Không thể phủ nhận được là doanh nghiệp đã trải qua một thời kỳ phát triển nóng, cùng với chứng khoán và bất động sản tăng. Cộng thêm với sự cởi mở hơn của cơ chế, trong thời kỳ đó số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng nhanh, tăng đều hàng năm. Đây là một tín hiệu vui. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, đi cùng với thực tế đó là vốn ít, trình độ quản trị kém và định hướng chiến lược kiểu ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp quản trị kiểu luộm thuộm, gia đình trị và không có điều kiện tiếp cận với mô hình, công nghệ quản trị tiên tiến để học hỏi. Với nội lực như vậy, khi gặp các biến cố, khả năng chịu đựng của doanh nghiệp kém và dễ rơi vào khủng hoảng.

Do vậy, nâng cao năng lực quản trị, năng lực định hướng chiến lược là điều doanh nghiệp nên tập trung trong giai đoạn này. Nhờ năng lực quản trị tốt mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam đã chịu ảnh hưởng ít hơn từ suy thoái và đứng vững vàng hơn doanh nghiệp nội địa.

Doanh nghiệp FDI vững hơn do họ vay được nguồn vốn lãi suất rẻ từ công ty mẹ tại nước ngoài. Lãi suất cao trong một giai đoạn dài đã đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào khủng hoảng sâu hơn như vậy?

Đúng là so với nhiều nước trong khu vực, lãi suất ở nước ta đang cao hơn nhiều, thậm chí cao gấp đôi và hơn gấp đôi. Lãi suất cao như vậy trong một thời gian dài đã giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, nhiều nơi còn không dám vay… Điều đó làm gia tăng đầu vào và giảm khả năng cạnh tranh. Hiện tại Chính phủ đang ưu tiên giảm lãi suất, tuy nhiên cũng vẫn còn cao. Vốn luôn là vấn đề sống còn với doanh nghiệp, nhưng ở thời điểm hiện tại, việc tiếp cận vốn chỉ thuận lợi khi các ngân hàng giải quyết được nợ xấu của chính họ.

Như vậy, chưa dễ để vấn đề vốn được giải quyết. Có cách nào khác không, thưa ông?

Chúng tôi đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm những nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản. Chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp ở đây và họ vẫn tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam. Có thể các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào Việt Nam thông qua việc mua lại một phần doanh nghiệp hoặc một dự án, một công ty con của doanh nghiệp để đầu tư. Doanh nghiệp trong nước cũng phải chấp nhận bán đi một phần để tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình và có cơ hội tiếp tục nâng cao năng lực quản trị.

 Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 cho biết, chỉ số động thái tổng hợp cho tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh là -21 điểm. Điều này cho thấy tình hình của các doanh nghiệp đang tiếp tục xấu đi: Tổng doanh số có xu thế xấu đi; Giá bán bình quân có xu thế giảm; Lợi nhuận bình quân/đơn vị sản phẩm giảm, tổng thể lợi nhuận giảm; Hiệu suất sử dụng máy móc giảm; Số lượng nhân viên giảm; Sản phẩm tồn kho tăng; Lượng đơn đặt hàng giảm.


Theo SGTT *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?