Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Ngành Xi măng đối mặt với nhiều thách thức

09/12/2023 8:25:33 AM

» Tại Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Xi măng” các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực xi măng đã chỉ ra những thách thức, khó khăn mà các doanh nghiệp xi măng đang phải đối mặt trong thời gian qua.

• Ngành Xi măng khó thoát tăng trưởng âm trong năm 2023

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, qua 11 tháng năm 2023, sản lượng tiêu thụ xi măng trong toàn ngành đạt khoảng hơn 80 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng ở thị trường nội địa là 52 triệu tấn, giảm 16% và sản lượng xuất khẩu đạt gần 29 triệu tấn, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022.

TS. Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng chia sẻ, hiện các doanh nghiệp xi măng đang phải gánh áp lực rất lớn, khi sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều giảm mạnh. Sản lượng tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến nhiều nhà máy xi măng phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung, trong đó có những dây chuyền phải ngừng dài hạn.

Nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản trầm lắng trong thời gian dài suốt từ năm 2022 khiến việc triển khai xây dựng các công trình, dự án giảm mạnh, từ đó kéo theo nhu cầu về xi măng phục vụ xây dựng không cao. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng nhìn chung tiến độ triển khai còn chậm so với kế hoạch cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đầu ra của chuỗi sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng.


Phân tích về những khó khăn, thách thức của ngành Xi măng Việt Nam hiện nay, PGS.TS Lương Đức Long, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, giai đoạn những năm 1990 - 2009 Việt Nam thường xuyên phải nhập khẩu xi măng, clinker. Đến năm 2009, thị trường xi măng của Việt Nam vẫn là thị trường của người bán, tức là nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu. Chính phủ khuyến khích đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xi măng. 

Giai đoạn từ 2000 - 2010 có rất nhiều dự án đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy xi măng. Năng lực sản xuất năm 2010 đã đạt mức 55 triệu tấn xi măng/năm, nhu cầu lúc đó là 55,7 triệu tấn. Từ năm 2010 trở về trước, ngành Xi măng hầu như không gặp khó khăn gì trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2011, xuất hiện vấn đề cung vượt cầu. Thị trường xi măng chuyển từ thị trường của người bán sang thị trường cạnh tranh. Có thể nói, khó khăn của ngành Xi măng Việt Nam xuất hiện từ năm 2010. 

Từ năm 2010 - 2022 năng lực sản xuất xi măng tăng, tăng trưởng tiêu thụ nội địa xi măng của Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ đạt trung bình 1,6%/năm. Doanh nghiệp buộc phải tính đến phương án xuất khẩu xi măng. Năm xuất khẩu nhiều nhất (2021), Việt Nam xuất khẩu đến 45,7 triệu tấn, tương đương với 42% sản lượng sản xuất của năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành Xi măng phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và giá năng lượng, đặc biệt là giá than tăng khủng khiếp. Trong bối cảnh đó, ngành Xi măng vẫn cố chống chọi đến năm 2021 nhưng từ năm 2022 bắt đầu đuối sức.

Thêm vào đó, từ 1/1/2023 mức thuế suất xuất khẩu clinker tăng từ 5 lên 10% và clinker xuất khẩu không được áp dụng luật thuế GTGT. Tính đến thời điểm hiện tại, giá điện đã tăng 2 lần (lần thứ nhất tăng 3%, lần thứ 2 tăng 4,5%) tạo thêm áp lực, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cộng hưởng tất cả những điều này, ngành Xi măng hiện nay, có thể nói đang đứng bên bờ vực, PGS.TS Lương Đức Long cho biết.

Từ góc độ doanh nghiệp trong ngành, ông Đào Nguyên Khánh, Trưởng Bộ phận Phát triển bền vững và Truyền thông doanh nghiệp, Công ty Xi măng Insee Việt Nam chia sẻ, từ ảnh hưởng kéo dài sau đại dịch Covid-19 làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn… khiến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp xi măng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với Insee Việt Nam, năm 2023 là năm có doanh số bán hàng thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển của đơn vị. Uớc tính năm nay doanh số bán hàng của doanh nghiệp sụt giảm khoảng 35% so với năm 2022.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Nhiều rào cản khi xuất khẩu xi măng ()

Ngành Xi măng khó thoát tăng trưởng âm trong năm 2023 ()

10 tháng: Xuất khẩu xi măng và clinker đạt hơn 26 triệu tấn ()

Thanh Hóa dẫn đầu cả nước cả về công suất và sản lượng sản xuất xi măng ()

Tháng 9: Xuất khẩu clinker và xi măng giảm cả về lượng và giá trị ()

8 tháng: Xuất khẩu xi măng và clinker giảm 4,2% so với năm 2022 ()

Cơ chế CBAM không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu xi măng của Việt Nam ()

Tháng 7: Xuất khẩu xi măng, clinker đạt 2,8 triệu tấn ()

Kỳ vọng các siêu dự án cơ sở hạ tầng giao thông có thể kéo tiêu thụ xi măng sôi động trở lại ()

Thái Nguyên: Thị trường xi măng mất cân đối cung - cầu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?