Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Sơn La triển khai các giải pháp tháo gỡ tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng

21/09/2023 10:11:54 AM

Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã tham mưu UBND tỉnh cấp phép 38 mỏ đang hoạt động khai thác; 55 mỏ đang thực hiện thủ tục thăm dò, cấp phép, đấu giá trong năm 2023; các mỏ còn lại đang rà soát và sẽ đưa vào đấu giá (nếu đủ điều kiện) trong năm 2024.


Trên địa bàn tỉnh Sơn La có tổng số 160 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 160 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy hoạch gồm: 52 điểm mỏ đá xây dựng; 67 điểm mỏ cát xây dựng; 12 điểm mỏ sét gạch, ngói; 29 điểm mỏ đất san lấp. Thông qua việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch nêu trên, đã cơ bản phủ kín quy hoạch các mỏ đá, đất san lấp… tại các địa phương, phục vụ công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh cấp phép 38 mỏ đang hoạt động khai thác; 55 mỏ đang thực hiện thủ tục thăm dò, cấp phép, đấu giá trong năm 2023; Các mỏ còn lại đang rà soát và sẽ đưa vào đấu giá (nếu đủ điều kiện) trong năm 2024. Trong thời gian vừa qua, một số huyện trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng như cát, đá xây dựng; Mặt bằng giá vật liệu cát trên địa bàn toàn tỉnh có giá thành tăng, đặc biệt là giá cát tại các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên (giá cát đổ bê tông dao động khoảng từ hơn 400.000 - 700.000 đồng/m³; Giá cát xây, cát trát dao động khoảng từ hơn 300.000 - 500.000 đồng/m³), đã làm ảnh hưởng không nhỏ tiến độ thi công các dự án, lập, quản lý chi phí xây dựng các dự án.

Nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc nêu trên, đồng thời đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng để các chủ đầu tư lập, quản lý chi phí xây dựng các dự án, đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện các dự án, Sở Xây dựng đã hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc vật liệu đá trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Đồng thời, chủ động nắm bắt diễn biến giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, định kỳ tổ chức khảo sát, công bố giá theo quy định của Bộ Xây dựng hoặc công bố giá sớm hơn khi cần thiết; Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai đấu giá các điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch được duyệt; Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc rà soát, bổ sung các điểm mỏ có tiềm năng vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đủ điều kiện theo quy định.

Mặt khác, Sở Xây dựng đã nghiên cứu, tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cấp phối vật liệu sử dụng cát nghiền cho bê tông và vữa trên địa bàn tỉnh Sơn La thống nhất, xin ý kiến Bộ Xây dựng và tham mưu trình UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2780/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 nhằm khắc phục nguồn cát tự nhiên trở nên khan hiếm, không có khả năng tái tạo; Hạn chế việc khai thác cát lòng sông, lòng hồ không kiểm soát dẫn đến sạt lở, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng hệ sinh thái môi trường; Đồng thời ban hành Hướng dẫn số 51/HD-SXD ngày 15/3/2023 hướng dẫn các cơ sở sản xuất cát nghiền phải có công nghệ sản xuất phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn, quản lý theo hệ thống chất lượng hiện hành và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm, hạn chế sạt lở các bờ sông, suối, tăng cường bảo vệ môi trường; Tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương và các cơ sở sản xuất cát nghiền chưa thực sự được quan tâm, nghiên cứu triển khai thực hiện theo hướng dẫn, áp dụng trên địa bàn.


Toàn tỉnh mới cấp phép 16 điểm mỏ cát tự nhiên, tập trung chủ yếu tại huyện Sông Mã, Bắc Yên.

Về tình trạng khan hiếm vật liệu đá xây dựng: Nguyên nhân chủ yếu là do một số mỏ đá xây dựng hết hạn giấy phép khai thác, chưa được cấp phép khai thác, hoặc chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định về đất đai…

Về giá vật liệu cát xây dựng: Nguyên nhân chủ yếu giá thành cát xây dựng tăng do nguồn cung vật liệu cát xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ nguồn cát sông Đà và sông Mã, các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai, Phù Yên phải vận chuyển cát từ các huyện: Sông Mã, Bắc Yên về hoặc vận chuyển từ các tỉnh lân cận như: Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ làm tăng giá thành.

Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản còn có sự chồng chéo với các quy hoạch chuyên ngành khác như: Quy hoạch Lâm nghiệp; Khoanh định khu vực cấm tạm thời, cấm hoạt động khoáng sản…

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới Sở Xây dựng triển khai một số giải pháp cụ thể như sau: Tổ chức khảo sát định kỳ, thường xuyên cập nhật, nắm bắt diễn biến giá vật liệu xây dựng trên thị trường, công bố giá theo quý hoặc công bố giá sớm hơn khi cần thiết đảm bảo theo quy định của Bộ Xây dựng, làm cơ sở cho các chủ đầu tư tham khảo, áp dụng phục vụ lập dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tổ chức các cuộc họp đối thoại với Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong việc rà soát, bổ sung các điểm mỏ có tiềm năng vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đủ điều kiện theo quy định; Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai đấu giá các điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch được duyệt. Hướng dẫn các chủ đầu tư xem xét điều chỉnh áp dụng định mức cấp phối vật liệu sử dụng cát nghiền cho bê tông và vữa xây trát thay thế cát tự nhiên, để giảm khan hiếm nguồn cung cát tự nhiên.
 
ximang.vn (TH/ CTT Sơn La)

 

Các tin khác:

Xuất khẩu sắt thép sang Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 10% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành ()

Quảng Ngãi: Nhiều mỏ cát đi vào hoạt động nhưng giá cát vẫn neo cao ()

Khởi công gói thầu chính Sân bay Long Thành - Cơ hội cho các nhà thầu, cung cấp vật liệu ()

Xuất khẩu sắt thép tăng 19,7% nhưng kim ngạch lại giảm gần 10% ()

Đứt gãy nguồn cung cát tại khu vực ĐBSCL ()

Phú Thọ: Tập trung phát triển sản xuất vật liệu xây dựng gắn với bảo vệ môi trường ()

Cần Thơ: Nhu cầu vật liệu xây dựng và nội thất tăng dần ()

Tháng 7: Sản lượng thép thô toàn cầu tăng 6,6% ()

ĐBSCL: Giá cát nhảy múa, doanh nghiệp điêu đứng ()

Sơn La: Tìm giải pháp tháo gỡ khan hiếm cát, đá xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?