Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Dự báo tình hình thị trường thép cuối năm

04/10/2023 11:20:26 AM

Đầu tư công, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, dự án nhà ở xã hội vẫn sẽ là điểm sáng cho nhu cầu sắt thép trong giai đoạn cuối năm, giúp cải thiện tình hình tiêu thụ trong nước.

Kể từ giữa tháng 8, giá sắt thép Thế giới hồi nhẹ khi nhu cầu tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng cao trong mùa tiêu thụ cao điểm cuối năm, thường rơi vào tháng 9 và tháng 10. Trong khi đó, giá thép nội địa hiện đang ở mức đáy của 3 năm do tiêu thụ hạn chế, nhưng thị trường được kỳ vọng sẽ sớm tích cực vào cuối năm.

Sắt thép Thế giới phục hồi

Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá quặng sắt niêm yết trên Sở Giao dịch Singapore (SGX) đã tăng vượt mức 120 USD/tấn, tương đương với mức tăng gần 10% so với mức giá đầu tháng 8. Hiện tại, giá quặng sắt đang ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 4 năm nay. Quặng sắt là đầu vào quan trọng trong lĩnh vực sản xuất thép. Do đó, cùng xu hướng với giá sắt, giá thép thế giới cũng đang có tín hiệu phục hồi nhẹ sau một khoảng thời gian ảm đạm.

Cụ thể, đối với giá thép, kể từ giữa tháng 8 tới nay, giá thép cây tại Trung Quốc đã tăng hơn 4% lên mức 3.761 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng hiện đạt mức 3.976 nhân dân tệ/tấn, tương đương tăng gần 2% so với mức giá thiết lập vào giữa tháng 8.

Mức tăng trưởng tích cực này là nhờ Chính phủ Trung Quốc đã liên tục ban hành các biện pháp nhằm vực dậy đà tăng trưởng kinh tế bao gồm: hạ lãi suất cho vay, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nới lỏng các quy định thế chấp mua nhà… sau một thời gian nền kinh tế lớn thứ hai thế giới liên tục gặp áp lực giảm phát, bất động sản trì trệ và niềm tin tiêu dùng suy yếu. Các chính sách thường có độ trễ trong việc đem lại hiệu quả, nhưng niềm tin trong ngành tích cực hơn giai đoạn trước đã hỗ trợ cho giá sắt thép Thế giới.

Ngoài ra, do mùa tiêu thụ cao điểm sắp đến, nhu cầu được kỳ vọng phục hồi cũng đã hỗ trợ cho giá quặng sắt. Tuy nhiên, bài toán nhu cầu trên thực tế vẫn sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức và điều này khiến đà tăng của giá sắt thép còn nhiều trở ngại.

Áp lực “đè nặng” lên giá

Đà tăng của giá sắt thép kể từ giữa tháng 8 chủ yếu được hỗ trợ nhờ yếu tố kỳ vọng, sau khi nền kinh tế Trung Quốc nhận được các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Do vậy, nếu những kỳ vọng này không được xác nhận, đà tăng của giá sắt thép khó có thể được duy trì bền vững. Bên cạnh đó, sự trầm lắng của lĩnh vực bất động sản, động lực tiêu thụ sắt thép nhiều nhất của Trung Quốc, có thể gây áp lực lên giá sắt thép Thế giới.


Theo dữ liệu công bố gần đây của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), đầu tư bất động sản của Trung Quốc tiếp tục lao dốc. Cụ thể, trong tháng 8, đầu tư bất động sản tại Trung Quốc đã giảm tháng thứ 18 liên tiếp khi giảm 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh hơn so với mức giảm 17,8% của tháng trước.

Do vậy, mặc dù bức tranh ngành sắt thép Thế giới đã có bước chuyển mình tích cực hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, dự báo đà tăng của giá sắt thép khó có thể bứt phá mạnh mẽ.

Một mặt, tiêu thụ sắt thép Thế giới vẫn gặp lực cản bởi sự khủng hoảng kéo dài của lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc. Hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch hạn chế sản lượng thép trong năm nay. Mặt khác, các chính sách kích thích của Chính phủ nước này cần thời gian để phát huy hiệu quả.

Thị trường nội địa khởi sắc cuối năm

Trong thời gian giá sắt thép Thế giới liên tục gặp áp lực từ khoảng đầu tháng 4, trên thị trường nội địa, giá thép cũng đã được điều chỉnh giảm 19 lần liên tiếp. Lần điều chỉnh gần đây nhất là vào ngày 6/9, một số doanh nghiệp thép trong nước thông báo giảm 100.000 - 310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, trong khi thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán.

Như vậy, đối với sản phẩm thép cuộn CB240 tại miền bắc và miền trung, giá giảm xuống còn 13,43 triệu đồng/tấn, trong khi ở miền nam có giá bán 13,53 triệu đồng/tấn. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Giá thép trong nước thường có diễn biến theo xu hướng giá thế giới, nhưng sẽ có độ trễ nhất định do áp lực tồn kho và nhu cầu nội địa. Bên cạnh bối cảnh tiêu thụ ảm đạm chung, bức tranh nhu cầu nội tại còn yếu, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản khó khăn đã gây sức ép lên các doanh nghiệp thép trong nước.

Ngoài ra, giai đoạn mùa mưa thấp điểm vừa qua càng hạn chế hoạt động xây dựng và tiêu thụ vật liệu xây dựng, làm gia tăng áp lực lên bài toán nhu cầu. Tuy vậy, với tín hiệu khởi sắc hơn từ giá sắt thép thế giới gần đây, giá thép trong nước nhiều khả năng cũng sẽ biến động cùng chiều. MXV kỳ vọng, trong những tháng xây dựng cao điểm hơn vào cuối năm, các công trình gấp rút đẩy nhanh tiến độ, tiêu thụ có thể khởi sắc.

Cũng theo đánh giá từ MXV, đà phục hồi sẽ tương đối chậm trước các rủi ro chủ yếu đến từ lĩnh vực bất động sản. Xây dựng dân dụng vốn chiếm khoảng trên 60% lượng tiêu thụ sắt thép, trong khi đó, nhiều đơn vị doanh nghiệp dự báo đà phục hồi ngành bất động sản có thể vào năm sau. Đầu tư công, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, dự án nhà ở xã hội vẫn sẽ là điểm sáng cho nhu cầu sắt thép trong giai đoạn cuối năm, giúp cải thiện tình hình tiêu thụ trong nước.

Dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng cho thấy nhu cầu sắt thép có các tín hiệu khả quan, với mức tăng trưởng nhập khẩu đạt cao nhất từ đầu năm tới nay. Cụ thể, trong tháng 8, Việt Nam nhập khẩu 1,28 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương tăng 63,89% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 18,2% so với tháng 7.

Ngoài ra, cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm bốn lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5 - 2,0%/năm. Mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm, điều này giúp các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Theo đó, nhu cầu đầu tư bất động sản cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên, tạo hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có sắt thép.

ximang.vn (TH/ Nhân dân)

 

Các tin khác:

Bạc Liêu: Thiếu cát, dự án nào cũng lo chậm ()

Nhập khẩu sắt thép tăng 3 tháng liên tiếp ()

Điện Biên: Khắc phục khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng ()

Sơn La triển khai các giải pháp tháo gỡ tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng ()

Xuất khẩu sắt thép sang Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 10% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành ()

Quảng Ngãi: Nhiều mỏ cát đi vào hoạt động nhưng giá cát vẫn neo cao ()

Khởi công gói thầu chính Sân bay Long Thành - Cơ hội cho các nhà thầu, cung cấp vật liệu ()

Xuất khẩu sắt thép tăng 19,7% nhưng kim ngạch lại giảm gần 10% ()

Đứt gãy nguồn cung cát tại khu vực ĐBSCL ()

Phú Thọ: Tập trung phát triển sản xuất vật liệu xây dựng gắn với bảo vệ môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?