Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Đầu ra cho vật liệu không nung vẫn khó

27/12/2012 3:10:55 PM

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ra thông tư quy định về việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng. Đây được coi là tín hiệu mừng, tuy nhiên thực tế dòng sản phẩm thân thiện với môi trường này vẫn chưa có được vị trí vững chắc trên thị trường.

Thiếu điểm tựa

Theo thống kê của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (Hội VLXDVN), mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỷ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là 42 tỷ viên. Để sản xuất số lượng gạch đó sẽ phải lấy 30.000 ha đất sét lên làm gạch. Điều này ảnh hưởng lớn tới vấn đề an ninh lương thực, cũng như môi trường trong tương lai. Vì vậy phát triển VLXKN là giải pháp cần thiết và tất yếu góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc phát triển VLXKN hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn.


Sản phẩm gạch không nung của Công ty cổ phần Gạch Khang Minh (Hà Nam). Ảnh: Minh Đông - TTXVN

Theo TS. Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam: Khi sử dụng VLXKN là chúng ta đã bắn một mũi tên trúng 5 đích. Sử dụng VLXKN sẽ giúp hạn chế sử dụng đất ruộng, đảm bảo an ninh lương thực, không dùng than để đốt sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm. Các công trình xây dựng bằng VLXKN giúp tiết kiệm năng lượng… Nhưng hiện nay chúng ta đang trong quá trình thực hiện bước đầu nên còn khó khăn, cần phải để người tiêu dùng hiểu được ý nghĩa của VLXKN để sử dụng loại sản phẩm xanh này.

Nhiều chuyên gia hiện nay đánh giá, vẫn còn thiếu chính sách cụ thể về thuế, ưu đãi đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất vật liệu không nung trong việc tận dụng phế thải công nghiệp, khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, cạnh tranh về giá cả trên thị trường. Nhiều loại sản phẩm VLXKN hiện nay đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn trong khi các doanh nghiệp không được hỗ trợ trong quá trình sản xuất nên đẩy giá thành lên cao, khiến sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường.

Công ty TNHH Boral Gypsum Việt Nam là đơn vị sản xuất thạch cao theo công nghệ FGD (Công nghệ sản xuất thạch cao từ khử lưu huỳnh ở các nhà máy nhiệt) đầu tiên ở Việt Nam nhưng hiện nay công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn. Theo ông Trương Nhật Linh, Trưởng phòng Kỹ thuật và Thiết kế thì hiện nay, sản phẩm thạch cao của công ty được sản xuất theo công nghệ FGD đòi hỏi chi phí đầu tư nghiên cứu và sản xuất lớn nên giá thành cao, khó tiếp cận người tiêu dùng. “Trong khi đó, giá nguyên liệu hiện tăng cao nhưng chúng tôi không tăng giá sản phẩm vì mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên khả năng chúng tôi phải suy nghĩ về việc sử dụng công nghệ FGD vì giá thành cao hơn thạch cao bình thường và hiện chúng tôi đang đơn độc tại Việt Nam khi sử dụng công nghệ này”.

Bên cạnh đó, hiện còn nhiều sản phẩm VLXKN theo tiêu chuẩn nước ngoài, hoặc theo tiêu chuẩn do doanh nghiệp quy định, chưa phù hợp với điều kiện lao động Việt Nam. TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam trăn trở: “Hiện nay viên gạch nung hay VLXKN đã thật sự phù hợp với sức lao động của người lao động Việt Nam hay chưa? Chúng ta cần nghiên cứu để tạo ra sản phẩm có kích thước và trọng lượng phù hợp với sức lực người lao động chứ không phải chỉ mua công nghệ nước ngoài về áp dụng. Nếu người lao động không phù hợp sẽ giảm năng suất thì ngay cả nhà thầu cũng quay lưng với VLXKN”.

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Dạo qua thị trường VLXD hiện nay, tại các cửa hàng bán lẻ thì sản phẩm VLXKN vẫn còn yếu thế. Sở dĩ như vậy bởi tâm lý tiêu dùng của người dân Việt Nam. “Từ bao đời nay, người dân Việt Nam vẫn quen với việc sử dụng gạch đỏ ngói hồng nên khi đưa VLXKN ra thị trường thì họ vẫn chưa quen dùng”, TS. Trần Văn Huynh cho biết.

Là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất VLXKN, anh Lê Hoài An, Giám đốc Công ty gạch Khang Minh cho biết: Hơn 2 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch không nung thì công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng hàng ngàn năm nay của người Việt. Công ty đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm với các công ty tư vấn thiết kế, các kiến trúc sư để họ đưa VLXKN vào các công trình ngay từ đầu. Đồng thời, hướng tới thị trường xây dựng nhỏ lẻ là xây dựng nhà ở trong dân.

Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, để phát triển VLXKN một cách hiệu quả và bền vững thì cần để người dân cùng tham gia vào quá trình sản xuất, “Chúng ta không phát triển gạch nung nữa thì cần tạo việc làm cho hàng vạn lao động đã từng sống nhờ vào nó. Ví dụ như có thể nghiên cứu và xây dựng nhà máy sản xuất VLXKN quy mô vừa và nhỏ để người dân có thể tham gia. Chẳng hạn như tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) thời gian trước, người dân ồ ạt làm lò gạch nung nhưng giờ đã có nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung qui mô nhỏ được thay thế. Tự người dân sẽ thấy được hiệu quả về môi trường, sự tiết kiệm… thì họ sẽ sử dụng”.

TS. Liêm đề xuất: “Tại sao chúng ta không đưa gạch không nung vào những vùng hiếm gạch nung để chiếm thị phần và ít phải cạnh tranh? Ví dụ như thị trường Nam bộ, hiện ở Nam bộ có ít nơi sản xuất gạch nung, chúng ta có thể phát triển VLXKN ở thị trường này. Đồng thời cần phải có những qui định pháp luật bắt buộc và cụ thể trong việc sử dụng VLXKN”.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09/2012 hướng dẫn Quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/1/2013. Theo đó, các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng VLXKN theo lộ trình. Cụ thể, tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% VLXKN kể từ ngày thông tư có hiệu lực. Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN kể từ ngày thông tư có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Đây được coi là tín hiệu mừng cho ngành VLXD, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất VLXKN. Tuy nhiên, theo TS. Trần Văn Huynh thì để thực hiện tốt những qui định đó cần có những qui định đi kèm để kiểm tra và giám sát thực tế. Điều cần thiết nhất là phải để người dân hiểu và tiếp cận với VLXKN, cần chú trọng hơn nữa vào phát triển dịch vụ bán lẻ phục vụ thuận lợi nhu cầu xây dựng của người dân.

Theo Báo Tin tức

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?