Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Cao Bằng: Hậu Covid-19, thị trường vật liệu xây dựng vẫn trầm lắng

19/10/2020 9:46:58 AM

So với cùng kỳ năm 2019, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gặp nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát. Hiện nay, mặc dù dịch bệnh được khống chế nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, trong khi đó công suất sản xuất của các doanh nghiệp đang dư thừa.

 

Lượng gạch của Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng tiêu thụ chậm.

Là một trong những doanh nghiệp lớn về sản xuất vật liệu xây dựng nhưng đến nay 3 dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng phải dừng sản xuất 2 dây chuyền, 1 dây chuyền hoạt động sản xuất cầm chừng để tạo việc làm cho người lao động. Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng Vũ Bảo Lân cho biết, nếu các năm trước, trong quý I, II, III sức tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng năm sau tăng hơn năm trước, nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng trầm trọng, nhất là khoảng thời gian sau dịch.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng còn tồn khoảng 4 triệu viên gạch và một số sản phẩm khác. Để bảo đảm đời sống cho hơn 200 công nhân trong thời điểm khó khăn, Công ty đã cho người lao động làm việc thay phiên nhau theo ca, thời gian ngày công trong 1 tháng giảm còn 12 - 15 ngày công, thu nhập người lao động giảm 50% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Theo đánh giá, một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó khăn do các công trình lớn sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hầu hết đều tạm dừng do thực hiện giãn cách xã hội, trong khi đó số lượng doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nhiều, dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu”...

Công ty Cổ phần Xi măng - Xây dựng Công trình Cao Bằng cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do các công trình sử dụng vật liệu xây dựng của đơn vị ít hơn so với năm trước. Sản phẩm gạch của Công ty bị ảnh hưởng gián tiếp, do sản phẩm sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho người dân trong tỉnh và các công trình lớn. Trước những khó khăn, đơn vị vừa sản xuất vừa thăm dò thị trường, bảo đảm không để sản phẩm tồn kho nhiều.

Trong quý I, doanh nghiệp chủ yếu tập trung tiêu thụ hàng tồn kho từ năm 2019 và tổ chức sản xuất cầm chừng duy trì việc làm cho người lao động. Bước sang quý II, đơn vị mới mở rộng sản xuất và sản lượng của nhà máy đạt khoảng 500.000 viên/tháng. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ giảm từ 30 - 40% so với năm 2019, thu nhập của lao động chỉ đạt khoảng 60 - 70%.  


Dây chuyền sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Xi măng – Xây dựng Công trình Cao Bằng sản xuất cầm chừng.

Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng giảm so với cùng kỳ năm 2019, nếu tính trừ các khoản chi phí đầu vào thì nhiều doanh nghiệp không có lãi mà chỉ duy trì được hoạt động sản xuất. Trong đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chỉ hoạt động được 50 - 60% công suất nhằm duy trì việc làm cho người lao động.

Anh Nguyễn Văn Sáng, chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng tại phường Sông Bằng (Thành phố) chia sẻ, do ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình kinh doanh của cửa hàng gặp nhiều khó khăn, các công trình xây dựng thi công cầm chừng khiến lượng khách đến đặt hàng và tiêu thụ một số vật liệu xây dựng có xu hướng giảm mạnh, nhất là thời điểm từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Doanh thu của cửa hàng vì thế giảm gần 40% so với cùng kỳ.

Trước tình trạng sản phẩm vật liệu xây dựng làm ra dư thừa, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm lao động trực tiếp và tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào. Từ nay đến cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục sản xuất cầm chừng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường vật liệu xây dựng, cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của Nhà nước trong việc giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư mới; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tái sản xuất; hoãn, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất...

ximang.vn (TH/ Báo Cao Bằng)

 

Các tin khác:

Thị trường vật liệu xây dựng rục rịch dịp cuối năm ()

Tuyên Quang: Khuyến khích phát triển sản xuất vật liệu xây dựng ()

Quảng Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng ()

10 thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm ()

Đồng Nai: Thị trường vật liệu xây dựng ảm đạm do thời tiết ()

Thái Nguyên phát huy lợi thế ngành công nghiệp vật liệu ()

Nhu cầu vật liệu xây dựng dịp cuối năm bắt đầu tăng trở lại ()

Nguyên nhiên liệu cho sản xuất VLXD ở đồng bằng sông Cửu Long ()

Thanh Hóa: Giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng ()

Cơ hội phục hồi thị trường sắt thép, xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?