Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Thép nội dần mất thị phần trong nước

25/12/2013 9:29:47 AM

Có một thực tế lâu nay vẫn tồn tại trong khi các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vẫn còn tồn kho khá nhiều thì ngành thép hiện nay đang chịu cảnh nhập siêu “khủng” đến mức khó tin.

Lý do mà các doanh nghiệp sản xuất thép giải thích cho hiện tượng này là do chưa có cơ chế chính sách cụ thể “bảo hộ”  cho thép nội, năng lực sản xuất của doanh nghiệp thép vượt xa nhu cầu trong nước, thị trường bất động sản đóng băng, là những nguyên nhân khiến thép nội “bại trận”.


Thép nội đang dần đánh mất thị trường trong nước.

Mặc dù đã nỗ lực trong lúc thị trường đầy tính cạnh tranh, các doanh nghiệp (DN) thép chỉ xuất khẩu được 2.025.655 tấn sắt thép các loại, trị giá 1.633 triệu USD và 1.407 triệu USD sản phẩm từ sắt thép, 570,5 triệu USD kim loại thường khác và sản phẩm, tất tần tật chỉ được hơn 3,6 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 8.700.966 tấn sắt thép các loại, trị giá hơn 6.148 triệu USD, chưa kể sản phẩm từ sắt thép (2.615 triệu USD), kim loại thường khác (2.644 triệu USD), sản phẩm từ kim loại thường khác (492,9 triệu USD). Trong đó, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm hơn 1/3 cả về lượng và giá trị. Trong khi sản xuất thép nội địa dư thừa thì các doanh nghiệp sản xuất vẫn phải nhập khẩu tới hơn 3.000.000 tấn phế liệu sắt thép, trị giá gần 1,2 tỷ USD.

Tổng số ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu từ phôi thép đến sắt thép phế liệu tới hơn 13 tỷ USD. Để dẫn đến tình trạng nhập siêu sắt thép có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất nằm ở hai chữ: Quy hoạch.

Hiện nay toàn ngành thép hiện có khoảng 400 DN sản xuất thép các loại, trong đó có khoảng 120 DN chuyên sản xuất thép xây dựng, nhưng chỉ có 26 DN nằm trong diện quy hoạch. Đa số các DN sản xuất thép đều sử dụng công nghệ lạc hậu nhập khẩu, sản phẩm chỉ ở mức trung bình. Đây là hậu quả của việc đầu tư sản xuất thép theo phong trào của các địa phương. Trong khi chất lượng thép nội không đáp ứng được nhu cầu thì dòng thép ngoại đa dạng về mẫu mã và chủng loại, chất lượng hơn hẳn thép nội, giá thành hợp lý khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất chọn phương án nhập ngoại mặt hàng này.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2013, các DN thuộc VSA sản xuất gần 5 triệu tấn thép và tiêu thụ hơn 4,6 triệu tấn. Năm 2014, khả năng tiêu thụ thép sẽ không tăng chỉ xấp xỉ năm 2013. DN thép Việt chưa thoát khỏi “tầng” thấp. Các DN thép Việt đang trông ngóng TPP được ký kết để tăng xuất khẩu thép chất lượng trung bình vào những thị trường dễ tính. Mục tiêu lâu dài ngành thép Việt Nam cần làm là chú trọng đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất, giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm.

QT (TH/ Báo Công thương)

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?