Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Thép chưa thể an lòng

07/08/2013 2:20:03 PM

Khai thông đầu ra cho thép tại thời điểm này vẫn là bài toán khó. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và các DN trong ngành cho rằng biện pháp xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản sẽ phải trở thành tiêu điểm quan tâm hiện nay.

Bế tắc… toàn tập

Trong ngành Thép Việt Nam, việc CTCP Thép Bắc Việt bán cổ phần cho 4 công ty từ Nhật Bản và lập nên Công ty TNHH Nippon Steel & Sumikin Metal Products Vietnam (viết tắt là NSMV) không đơn thuần chỉ là một ý tưởng kinh doanh nhằm khai thác lợi thế của các bên.

Năm 2012 kết thúc, thép Bắc Việt công bố khoản lỗ kinh doanh lên tới hàng chục tỷ đồng. Báo cáo quý I/2013 cũng cho thấy, doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty này chỉ còn đạt gần 26 tỷ đồng, kém rất xa mức xấp xỉ 173 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Mọi hoạt động sản xuất của Bắc Việt đang đình trệ.

Nhưng, đó không chỉ là diễn biến buồn với thép Bắc Việt, thậm chí cho tới tận thời điểm này. Nếu tăng giá xăng dầu như một cú đập mạnh vào các DN thép đang tồn kho chất đống, chấp nhận hỗ trợ người mua phí vận chuyển, thì tăng giá điện đánh thẳng vào kỳ vọng vực lại sản xuất đình trệ của họ.

Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch VSA đánh giá, thị trường thép nửa đầu năm 2013 có nhiều diễn biến bất thường, khi giá nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất tăng cao. Trong lúc đó, bài toán tiêu thụ khó khăn vẫn tiếp tục đeo đuổi DN, đã khiến cho cuộc đua giảm giá vẫn chưa có điểm dừng. Thị trường thép hình thành tâm lý: người mua chờ đợi giảm giá sâu hơn nữa, còn người bán thì bế tắc toàn tập.

Theo VSA, mức sản xuất cao nhất vào cuối quý I/2013 với 420.000 - 450.000 tấn/tháng vẫn chưa phục hồi trở lại. Trong hai tháng đầu quý II sau đó, sản lượng chỉ còn duy trì ở mức 380.000 tấn/tháng. Nhiều DN đã tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, các vụ kiện chống bán phá giá đang dựng bức tường lừng lững, cản trở việc tìm kênh tiêu thụ ngoài thị trường trong nước của các DN trong ngành. Tồn kho thép xây dựng hiện duy trì mức 320.000 tấn, tiếp tục gây sức ép cho DN.

Trước áp lực tiêu thụ sản phẩm, nhiều DN đã cạnh tranh, giành thị phần bằng cách liên tục giảm mạnh giá bán. Một cuộc "chạy đua" giảm giá hình thành nhanh chóng. Theo ghi nhận của VSA, trong tháng 6/2013, nhiều DN tại khu vực phía Bắc liên tục giảm giá bán thép, từ 300 - 500 đồng/tấn.

VSA cho rằng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc đảm bảo chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của DN và mức tăng trưởng của toàn ngành, mà còn là cách thức cạnh tranh không lành mạnh. Về lâu dài, việc chấp nhận lỗ sẽ đe dọa đến việc tái đầu tư sản xuất của DN.

 
Một cuộc "chạy đua" giảm giá hình thành nhanh chóng

Do nợ xấu bất động sản?

Trong bối cảnh lối ra chưa tỏ, những chính sách hỗ trợ thị trường đang đặt ra nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, nhiều chính sách dù đã ban hành nhưng vẫn chưa thực sự tạo nên cú hích giúp DN vượt qua khó khăn.

Đơn cử như những ưu đãi giãn, giảm thuế thu nhập DN, dù góp phần thúc đẩy sản xuất, nhưng theo một số DN trong ngành thép thì phần lớn hoạt động kinh doanh hiện không có lãi, không có thu nhập nên giải pháp này cũng chưa thực sự thiết thực.

Hoặc chi phí vốn xu hướng giảm so với trước đây, song so với mặt bằng chung trong khu vực vẫn còn khá cao, đã làm giảm tính cạnh tranh của DN Việt Nam.

Ở một góc độ khác, gói tín dụng ưu đãi nhà ở 30.000 tỷ đồng được đưa vào thị trường trong thời gian qua đã mang đến những kỳ vọng cho ngành thép. Bởi theo một số DN, với những tác động trực tiếp, gói hỗ trợ này sẽ giúp kích thích tiêu dùng khi các dự án xây dựng khởi động sẽ có nhu cầu về thép.

Tính đến trung tuần tháng 7 vừa qua, trên địa bàn cả nước đã có nhiều dự án đầu tư mới, chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội. NHNN đã xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với một số DN, đã có những khoản tiền giải ngân vào khu vực này.

Liên quan đến ngành thép, với hàng loạt các dự án nhà ở nhận được hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng vừa chính thức khởi công, thị trường thép ít nhiều đã "ấm" trở lại với mức tiêu thụ "nhích" lên 370.000 tấn trong tháng 7/2013, so với 350.940 tấn trong tháng 6 trước đó.

Tuy nhiên, khai thông đầu ra cho thép tại thời điểm này vẫn là bài toán khó. Theo các DN, điều đáng lo ngại nhất trong lúc này với ngành vật liệu xây dựng là vấn đề tồn kho cao ở lĩnh vực bất động sản. Bởi lẽ, thị trường bất động sản sau một thời gian dài đóng băng đã để lại khối nợ xấu rất lớn và khó xử lý trong năm nay và các năm tiếp theo.

Còn việc phải phát triển một phân khúc có thị trường tiêu thụ hơn như nhà ở xã hội chỉ là giải pháp tạm thời. Do đó, VSA và các DN trong ngành cho rằng biện pháp xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản sẽ phải trở thành tiêu điểm quan tâm hiện nay.

"Chừng nào Nhà nước chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu đối với nợ xấu liên quan đến bất động sản thì chưa thể nói về sự phục hồi của ngành này được", chủ một DN tỏ ra lo ngại.

Theo Thời báo Ngân hàng *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?