Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động giá

Lại chuyện tăng giá điện với xi măng và thép

06/07/2013 5:54:46 PM

Một mặt Vinacomin tăng giá bán than để bù lỗ, EVN tăng giá bán điện cho ngành xi măng và thép để có lời; còn mặt khác Nhà nước rót tiền cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, doanh nghiệp lại dùng số tiền đấy để mua nguyên vật liệu mà cụ thể nhất là xi măng và thép với giá cao. Vậy, hệ quả cuối cùng sẽ ra sao?

Tập đoàn than khoáng sản Vinacomin với lý do giá bán than cho điện thấp, làm cho tài chính ngành than đuối sức nên muốn tăng giá bán than cho ngành điện.
 
"Chỉ riêng quý I/2013 tập đoàn than đã phải bán giá than cho ngành điện chỉ bằng 71-73% giá thành sản xuất than năm 2011, dẫn đến ngành than "mất" 1.500 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, sẽ có gần 15.000 lao động sẽ thiếu việc làm cùng với gia đình họ không đảm bảo được thu nhập, ảnh hưởng, tác động xấu đến đời sống, an sinh xã hội trên địa bàn" - lãnh đạo Vinacomin cho biết.
 
Mặt khác, trong các ngành sản xuất kinh doanh sử dụng điện thì phía điện lực lại cho rằng thép và xi măng là hai ngành sản xuất tiêu tốn nhiều điện nhất nên phải áp mức giá riêng.
 
"Nếu tính qui đổi ra nhiệt năng, giá cấp than cho điện ở VN hiện nay gần như cao nhất thế giới. Tôi chưa tìm ra quốc gia nào trên thế giới có than xuất khẩu mà lại bán than cho phát điện trong nước cao như ở Việt Nam.
 
Để tài chính ngành than không “đuối sức”, cách duy nhất là giảm chi phí sản xuất than và không sử dụng tài chính của ngành than để đầu tư vào các lĩnh vực khác" - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho biết.
 
Đồng quan điểm  với TS Sơn, ThS. Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cho rằng, Vinacomin không thể đổ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
 
"Vinacomin không thể bắt các doanh nghiệp mua than của mình với giá cao. Rõ ràng giảm thuế chỉ giúp Vinacomin tạo lợi nhuận trong xuất khẩu. Còn tăng giá than với điện là vì Nhà nước bắt ngành điện phải dùng than của Vinacomin. Như vậy việc tăng giá than cho ngành điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành điện.
 
Có nghĩa là, nếu động thái này của Vinacomin được chấp thuận, thì sẽ kéo theo giá điện tăng lên và giá điện bán cho người dân cũng sẽ tăng. Như vậy, Vinacomin đang đổ khó khăn sang đầu người dân" - Ông Tú nói.
 
Ngành than muốn tăng giá bán than cho điện. Ngành điện muốn tăng giá bán điện cho doanh nghiệp và người dân nên ngay khi EVN đưa ra đề nghị tăng giá và áp dụng mức giá riêng đối với hai ngành sản xuất thép và xi măng đã bị các doanh nghiệp kịch liệt phản đối.
 
"Hiệp hội sẽ chính thức kiến nghị tới Chính phủ việc phân biệt giá điện cho ngành thép và muốn được đối xử bình đẳng. Cần phải tính đủ giá điện cho các ngành sản xuất và áp dụng chung chứ không thể phân biệt đối xử với sản xuất thép và xi măng.
 
Trên thực tế, có những doanh nghiệp thép như Vina Kyoei hay Thép Việt đã đầu tư các lò điện luyện thép hiện đại, ở mức công suất 120 tấn/mẻ, tiêu hao điện năng tương đương với mức của thế giới là khoảng 450 kWh/tấn. Hiện các đầu tư này mới đưa vào vận hành, phải chịu nhiều khó khăn do đúng lúc thị trường đi xuống trong khi chi phí vận hành, khấu hao lớn. Vì vậy nếu phải áp giá điện riêng nữa thì các doanh nghiệp đầu tư sâu cho sản xuất công nghiệp cơ bản càng gặp nhiều khó khăn" - Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam cho biết.
 
Riêng đối với xi măng, là vật liệu rất quan trọng đối với ngành xây dựng. Trong khi thị trường BĐS đang đóng băng, các doanh nghiệp BĐS gặp nhiều khó khăn, không bán được hàng, thì việc tăng giá bán điện đối với ngành xi măng sẽ dẫn đến việc xi măng tăng giá bán đối với ngành xây dựng. Điện tăng giá, xi măng tăng giá, vật liệu xây dựng tăng giá trong bối cảnh thị trường BĐS đang khó khăn như hiện nay là vô cùng nan giải.
 
Mặt khác, NHNN vừa triển khai gói tín dụng kích cầu 30.000 tỷ đồng, trong đó dùng 30% của gói này để cho doanh nghiệp BĐS vay với lãi suất 6%, hỗ trợ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
 
Như vậy, một mặt Vinacomin tăng giá bán than để bù lỗ, EVN tăng giá bán điện cho ngành xi măng để có lời; còn mặt khác Nhà nước rót tiền cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, doanh nghiệp lại dùng số tiền đấy để mua nguyên vật liệu mà cụ thể nhất là xi măng và thép với giá cao. Chúng ta đang đi một đường vòng, nhưng hệ quả cuối cùng sẽ ra sao?

Theo baodatviet

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?