Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động giá

Cước vận tải tăng, doanh nghiệp thép gặp khó khăn

18/07/2014 5:50:44 PM

Ngành thép là ngành có nhu cầu vận tải lớn, áp dụng kiểm soát trọng tải là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp do chi phí vận chuyển tăng.

Cắt giảm chi phí tối đa

Dẫn chứng về việc này, ông Trần Văn Khâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco), cho biết: Trước đây, Tisco vận tải thép đi Hà Nội có giá thành từ 80-100 ngàn đồng/tấn. Tính trung bình, chi phí vận tải mỗi tháng cho 50.000 tấn thép của Tisco chở đến các tỉnh khoảng 10 tỷ đồng. Nhưng từ khi áp dụng kiểm soát xe quá tải buộc Tisco phải thực hiện nghiêm, cước vận tải mỗi tấn thép đã “đội” giá lên tới 230 ngàn đồng/tấn. Cũng 50.000 tấn thép/tháng thì nay chi phí vận tải tăng lên 20 tỷ đồng/tháng, nghĩa là tăng gấp đôi chi phí vận tải. Nguyên nhân này đã làm tăng chi phí "đầu vào" của tất cả khâu vận chuyển thép phế, phôi thép, các vật tư nguyên liệu… phục vụ cho sản xuất thép cũng tăng theo, lên gấp hơn 2 lần so với trước kia. Trong khi thị trường thép trong nước chưa thực sự khởi sắc và cung vượt cầu, khiến cho DN ngành thép càng thêm khó.



Ông Khâm chia sẻ, chính vì khó khăn nên công ty phải tiết giảm mọi chi phí, tiết kiệm tối đa, thậm chí lương công nhân cũng bị cắt giảm, mặc dù điều đó không hề mong muốn đối với mỗi DN. Bởi nếu không cắt giảm tối đa chi phí thì việc sản xuất thép của công ty dễ bị lỗ kéo dài, dẫn tới giá bán sản phẩm khó cạnh tranh được với các đối tác, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam đang bán với giá rẻ.

Loại hình vận tải thay thế

Do cước vận tải đường bộ tăng cao, Công ty phải chật vật tìm hướng vận tải khác, như đường thủy, đường sắt để thay thế nhằm giảm bớt gánh nặng. Vừa qua, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty vận chuyển hành khách Hà Nội (Tổng công Đường sắt VN) và trong tháng 7 Công ty đã xuất chuyển khoảng 4 chuyến thép vào miền Trung.

Ông Khâm chia sẻ, vẫn biết rằng, vận tải bằng đường sắt sẽ lâu hơn gấp 2 lần so với vận chuyển bằng ô tô, vì mỗi chuyến vận chuyển bằng đường sắt thời gian kéo dài tới 5 ngày nhưng chi phí lại giảm được tới 20% so với đường bộ.

Ông Nguyễn Đức Hiệp- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tôn mạ VNSTEEL Thăng Long cũng cho biết, trước đây, mỗi lần vận chuyển khoảng 3.000 tấn hàng từ cảng Hải Phòng về Công ty chỉ mất 3 ngày nhưng từ khi kiểm soát chặt xe quá tải thì thời gian để vận chuyển hết số hàng trên lên tới 9 ngày. Chi phí vận tải tăng cao khiến cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm rất nhiều. Trong khi, mấy năm gần đây ngành thép rất khó khăn. Ông Hiệp cho rằng, nếu tình hình này kéo dài thì doanh nghiệp không đủ sức chịu đựng.

Quỳnh Trang (TH/ Công thương)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?