Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tạo - Mở rộng

Xóa sổ 9 dự án xi măng "khủng"

15/02/2014 10:57:22 AM

Chính phủ đã chấp thuận loại bỏ 9 dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày ra khỏi quy hoạch ngành xi măng.


Ảnh minh họa

9 dự án bị loại bỏ là dự án xi măng Hà Tiên – Kiên Giang; dự án Trường Sơn – RooLi; dự án Hợp Sơn, Ngọc Hà; dự án Vinafuji Lào Cai, dự án Thanh Trường, dự án Sơn Dương, dự án Quang Minh, dự án Cao Bằng.
 
Chính phủ chấp thuận giãn tiến độ 7 dự án là dự án Hệ Dưỡng II, dự án Mỹ Đức; dự án Thanh Sơn, dự án Tân Thắng; dự án Đô Lương; dự án Tân Phú Xuân; dự án Nam Đông sang giai đoạn 2015.

Các dự án bị dừng, giãn tiến độ đều nằm trong quyết định 1488/QĐ- TTg năm 2011về quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng. Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng, hàng năm, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, tình hình cung - cầu của thị trường, thực tế triển khai các dự án trong Quy hoạch, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: các cơ chế, chính sách, các giải pháp kích cầu, bình ổn thị trường; điều chỉnh bổ sung danh mục các dự án đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng; rà soát, điều chỉnh tiến độ các dự án trong quy hoạch được duyệt đảm bảo cân đối cung cầu.

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, những năm vừa qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và kèm theo đó là nhu cầu xây dựng bị giảm, ngành xi măng, sản xuất VLXD cũng như hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp của cả nước đều phải đối mặt với khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, Bộ Xây dựng đã rà soát lại các dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2012 đến 2015. Qua kết quả rà soát Bộ Xây dựng đã kiến nghị và được Thủ tướng chấp thuận, đã một số dự án xi măng ra ngoài quy hoạch. Sự điều chỉnh đó đã đưa cung-cầu xi măng về mức hợp lý nên trong năm 2013 vừa qua, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất VLXD nhưng xi măng vẫn là mảng sáng. Năm 2013 cả nước tiêu thụ được 61,2 triệu tấn sản phẩm xi măng, bằng 113,9% so với năm 2012 và đạt trên 90% công suất thiết kế.

Ngoài ra, trong quyết định 1488, Chính phủ cũng yêu cầu, các chủ đầu tư dự án nhà máy xi măng phải có mức vốn tự có tương đương 20%; và trong quy hoạch, nguyên tắc phải bố trí công suất thiết kế dư so với nhu cầu ít nhất 10%. Điều này là cần thiết trong điều kiện bình thường, để tránh những cơn sốt nóng như đã từng xảy ra, gây mất ổn định cho sản xuất toàn xã hội. Trong điều kiện bất thường như tình hình suy thoái hiện nay thì việc xuất khẩu là một giải pháp tốt.

Theo VnMedia (SJ)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?