Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy xi măng, điện, khai thác đá: Còn quá nhiều tồn tại

13/01/2012 2:31:45 PM

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị sản xuất điện, xi măng, khai thác đá đã được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành sản xuất, nhiều đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 nhà máy sản xuất xi măng gồm: Cẩm Phả, Hạ Long, Thăng Long và Lam Thạch với tổng công suất thiết kế 7,552 triệu tấn và 4 nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Cẩm Phả, Quảng Ninh, Cái Lân - Vinashin có tổng công suất lắp đặt 1.980MW. Ngoài ra, có 51 khu vực khai thác khoáng sản đá vôi gồm đá làm vật liệu xây dựng và phục vụ ngành công nghiệp xi măng tập trung tại các địa phương Hạ Long, Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ, Cẩm Phả. Trong đó: Khoáng sản đá vôi làm nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng có 5 khu vực khai thác với tổng trữ lượng trên 227 triệu tấn. Đá vôi làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có 46 khu vực khai thác, trong đó có 18 khu vực chưa tiến hành khai thác và 28 khu vực đã hoạt động khai thác với tổng công suất hoạt động trên 3,5 triệu m3/năm.



Hầu hết dây chuyền nghiền đá của các đơn vị khai thác đá đều phát tán bụi ra môi trường. Trong ảnh: Sản xuất đá tại Công ty CP Phương Nam (Uông Bí).

Theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường thì hầu hết các nhà máy xi măng, nhiệt điện đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc đề án bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các nhà máy đã đầu tư hệ thống lọc bụi tĩnh điện; đăng ký và được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Đặc biệt, các nhà máy đã thực hiện xây dựng kho chứa chất thải nguy hại theo đúng quy định; thực hiện thu gom và xử lý nước thải. Tính đến thời điểm này có 5 khu vực khai thác đá phục vụ sản xuất xi măng đã lập báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh phê duyệt; 2 đơn vị được phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường, 1 đơn vị đã ký quỹ bảo vệ môi trường với số tiền trên 65 triệu đồng. 35/46 khu vực khai thác đá làm vật liệu xây dựng được UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ĐTM.

Có thể thấy các đơn vị sản xuất điện, xi măng, khai thác đá đều đã triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, một số nhà máy đã không tuân thủ nghiêm túc quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị xử lý khí thải định kỳ, dẫn đến tình trạng hư hỏng hệ thống thiết bị xử lý khí thải, làm phát tán bụi gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Trong năm 2011 đã xảy ra các sự cố đối với hệ thống lọc bụi của Nhà máy Xi măng Lam Thạch và hệ thống rót clinker các nhà máy xi măng Thăng Long, Hạ Long gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và cuộc sống của người dân sống quanh khu vực. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí I và II, dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng của Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh có công nghệ lạc hậu, không kiểm soát được nồng độ khí thải. Điển hình các công đoạn bốc, xúc, vận chuyển vật liệu từ bãi chứa vào nhà máy nghiền liệu đều là dây chuyền hở, rất dễ phát sinh bụi do gió thổi. Nhất là Nhà máy Xi măng Lam Thạch I được đưa vào vận hành từ năm 1997, thiết bị cũ, mỗi khi xảy ra sự cố đều phát sinh một lượng bụi rất lớn phát tán vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường tại các thời điểm từ 5-10 phút sau khi mất điện và thời gian đốt lại lò. Đáng bàn các kết quả quan trắc hiện có đều do nhà máy thuê các đơn vị tư vấn thực hiện 4 lần/năm. Đây là kết quả chưa thật khách quan do chưa phản ánh được chất lượng môi trường liên tục mà chỉ phản ánh tại thời điểm quan trắc. Hơn nữa, một số doanh nghiệp thuê tư vấn quan trắc là các đơn vị chưa đủ các phương tiện thiết bị, chưa có dấu vilas (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm hiệu chuẩn Việt Nam). Đơn cử như đơn vị quan trắc cho Nhà máy Xi măng Lam Thạch là Công ty TNHH Tư vấn và chuyển giao công nghệ môi trường Thăng Long.

Trong hoạt động khai thác đá, hầu hết các đơn vị được kiểm tra đều có những tồn tại trong việc thực hiện các nội dung của ĐTM về khai thác khoáng sản như không thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi, không lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi khu vực nghiền sàng, không bố trí phương tiện tưới nước trên tuyến đường vận chuyển. Một số khu vực khai thác đá do không thực hiện đầy đủ các biện pháp công trình bảo vệ môi trường cũng như các kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền nên đã gây bức xúc trong nhân dân. Đơn cử như trong quá trình nổ mìn khai thác đá vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Hưng Thịnh đã làm ảnh hưởng đến tài sản của một số hộ dân thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương. Tuy nhiên, do chính sách bồi thường khắc phục hậu quả của doanh nghiệp đối với các hộ dân chưa thoả đáng, kịp thời dẫn đến sự việc ngày càng phức tạp, người dân khiếu kiện gây mất an ninh trật tự. Bên cạnh đó, hiện nay mới có 5/28 đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thực hiện kê khai và nộp phí nước thải công nghiệp. Đặc biệt hầu hết các đơn vị khai thác khoáng sản đều có chất thải nguy hại phát sinh như: Dầu máy thải, ắc quy axit chì thải… Tuy nhiên, mới có 20/33 đơn vị (bao gồm cả đơn vị khai thác vật liệu xây dựng và nguyên liệu xi măng) có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Công tác quản lý chất thải nguy hại tại các đơn vị qua kiểm tra đều cho thấy chưa có kho chứa chất thải nguy hại, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đảm bảo.

Như vậy, qua kiểm tra cho thấy công tác bảo vệ môi trường ở các đơn vị sản xuất điện, xi măng, khai thác đá vẫn còn quá nhiều vấn đề tồn tại. Để bảo vệ môi trường trong thời gian tới, các ngành chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần xem xét lại hệ thống công nghệ sản xuất, bổ sung và cải thiện các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động; đầu tư hệ thống phun sương dập bụi giảm lượng bụi phát tán vào môi trường; đảm bảo mục tiêu hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Theo Báo Quảng Ninh

 

Các tin khác:

FiCO triển khai nhiệm vụ năm 2012 ()

Cty CP Xi măng Sông Đà: Giải pháp nào cho vấn đề việc làm? ()

Vinacomin xin thế chấp than để vay vốn nước ngoài ()

VIGLACERA: Trên 300 triệu đồng ủng hộ CBCNVC khó khăn trong dịp tết Nguyên đán ()

Việt Nam không khép lại việc sản xuất đối với những dây chuyền sản xuất kính xây dựng công nghệ tiên tiến ()

Kỷ niệm 15 năm thành lập VICEM Bút Sơn ()

Câu hỏi lớn của Thủ tướng với ngành Thép ()

Ngành Xi măng trụ vững và vượt qua khó khăn ()

Tồn đọng hàng triệu tấn xi măng, thép ()

Mỹ dự định áp đặt thuế cho ống thép của Việt Nam là 18,75% ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?