Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Đề xuất gộp 2 mỏ khoáng sản giao cho Xi măng Long Sơn làm nguồn nguyên liệu sản xuất

20/03/2025 7:31:41 AM

» Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét đề nghị cấp gộp khu vực mỏ Lam Sơn và Lam Sơn 2 thành một giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Long Sơn.


Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi Trung ương về việc gộp 2 khu vực mỏ khoáng sản để giao cho doanh nghiệp khai thác. Đề xuất này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác, đồng thời đảm bảo việc quản lý tài nguyên hiệu quả hơn.

Khu vực mỏ Lam Sơn và Lam Sơn 2 đều nằm tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Mỏ Lam Sơn có diện tích 68,41 ha, trữ lượng 109,8 triệu tấn, công suất khai thác hơn 5 triệu tấn/năm và hiện đang được Công ty TNHH Long Sơn khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng theo giấy phép cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Trong khi đó, khu vực mỏ Lam Sơn 2 có diện tích 82,1 ha, trữ lượng hơn 209 triệu tấn, công suất khai thác 6,5 triệu tấn/năm nhưng chưa được giao cho doanh nghiệp nào khai thác.

Bộ Xây dựng đồng thuận với đề xuất của UBND tỉnhThanh Hóa, đồng thời đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét phương án gộp 2 khu vực mỏ khoáng sản để cấp giấy phép nhằm đảm bảo khu vực cấp phép nằm trong ranh giới, tọa độ đã được quy hoạch, đồng thời giới hạn tổng công suất khai thác không vượt quá 11,5 triệu tấn/năm.

Cả 2 khu vực mỏ này đã được quy hoạch để làm nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng, với thông tin cụ thể về địa danh, tọa độ, diện tích, trữ lượng, công suất khai thác tối đa và thời gian khai thác dự kiến. Nếu nhận được sự đồng thuận từ các Bộ, ngành liên quan, khu vực mỏ này sẽ được cấp phép khai thác thống nhất và dự kiến giao cho Công ty TNHH Long Sơn.

Thêm vào đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng cần đề nghị Công ty TNHH Long Sơn khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tiết kiệm, đúng mục đích, tránh lãng phí, thất thoát, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Lào Cai tăng cường quản lý giá VLXD, không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá ()

Bộ Xây dựng yêu cầu tăng nguồn cung mỏ VLXD các dự án giao thông trọng điểm ()

Bình Định thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD ()

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD ()

Tăng cường sản xuất và tiêu thụ cát nghiền nhân tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ()

Quảng Bình phê duyệt Đề án phát triển VLXD thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 ()

Bắc Giang tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản trong diện tích dự án ()

Nghệ An nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông ()

Lào Cai tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản ()

Năm 2025: Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?