» Bộ trưởng Bộ Môi trường Đài Loan Bành Khởi Minh vừa tuyên bố, dự thảo luật thiết lập cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của nước này sẽ được xây dựng sớm nhất vào nửa cuối năm nay, khi mức thuế carbon mới sẽ được áp dụng theo CBAM của Liên minh châu Âu (EU).
• Đài Loan tiếp tục điều tra chống bán phá giá với xi măng và clinker từ Việt Nam
Theo EU, thuế carbon bắt buộc sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm có hàm lượng carbon cao nhập khẩu vào khu vực này gồm xi măng, thép và nhôm… các hướng dẫn chính thức sẽ được ban hành vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay.
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đài Loan được mời làm cố vấn CBAM quốc tế cho EU đã tuyên bố rằng, cơ chế của Đài Loan sẽ tuân theo khuôn khổ quản lý của khối sau khi hoàn thiện. CBAM của Đài Loan có thể được đề xuất sớm nhất là vào nửa cuối năm nay theo các tài liệu chính thức của EU sau khi chúng được công bố. Cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới là quy định thương mại phức tạp do WTO quản lý nên Đài Loan sẽ phải xin phê duyệt CBAM của mình.
Theo EU, thuế carbon bắt buộc sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm có hàm lượng carbon cao nhập khẩu vào khu vực này gồm xi măng, thép và nhôm… các hướng dẫn chính thức sẽ được ban hành vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay.
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đài Loan được mời làm cố vấn CBAM quốc tế cho EU đã tuyên bố rằng, cơ chế của Đài Loan sẽ tuân theo khuôn khổ quản lý của khối sau khi hoàn thiện. CBAM của Đài Loan có thể được đề xuất sớm nhất là vào nửa cuối năm nay theo các tài liệu chính thức của EU sau khi chúng được công bố. Cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới là quy định thương mại phức tạp do WTO quản lý nên Đài Loan sẽ phải xin phê duyệt CBAM của mình.

Từ năm nay, các nhà sản xuất của Đài Loan sẽ phải chịu phí carbon, trong giai đoạn tiếp theo Bộ sẽ yêu cầu các nhà nhập khẩu phải công bố lượng khí thải và dấu chân carbon dựa trên các tiêu chuẩn của EU. Các biện pháp như vậy được đưa ra nhằm để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Mức phí carbon dioxide đã được Bộ Môi trường Đài Loan đã phê duyệt từ tháng 10/2024 khoảng 300 Đài tệ (~9,32 USD) cho một tấn với mức thuế ưu đãi áp dụng cho một số nguồn phát thải nhất định.
Được biết, khoảng một phần ba lượng xi măng nhập khẩu của Đài Loan có nguồn gốc từ Việt Nam. Đồng nghĩa, sắp tới đây các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam sẽ phải chấp hành các quy định CBAM của Đài Loan.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hơn 29,94 triệu tấn xi măng và clinker, thu về trên 1,15 tỷ USD. Riêng thị trường Đài Loan, xuất khẩu gần 1,54 triệu tấn xi măng và clinker, thu về khoảng 53,75 triệu USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (Báo cáo ngành Xi măng, năm 2024).
Độc giả có nhu cầu tham khảo Báo cáo ngành Xi măng Việt Nam 2024 xin vui lòng liên hệ:
- Ms. Chi (zalo): 0986 947 395
- Email: gamma@ximang.vn
- Zalo OA: Trung tâm Thông tin xi măng Gamma
- Hotline: 0913 513 465
- Ms. Chi (zalo): 0986 947 395
- Email: gamma@ximang.vn
- Zalo OA: Trung tâm Thông tin xi măng Gamma
- Hotline: 0913 513 465
ximang.vn (TH/ Cemnet)