Tháng 10 tới đây, đoàn công tác Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam dẫn đầu sẽ sang thăm và làm việc tại Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki (KHI) và Tổ chức Năng lượng mới và phát triển Công nghiệp của Nhật Bản (NEDO) để nghiên cứu, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về Hệ thống lò ga đốt rác
thải đô thị làm nhiên liệu thay thế trong các nhà máy xi măng.

Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn công nghệ Nhật bản công suất xử lý 75 tấn rác/ngày, với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Thống kê của một tổ chức môi trường cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) của TP Hà Nội hiện ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cũng công bố số liệu, mỗi ngày thành phố thải ra trên 6.700 tấn chất thải rắn đô thị, trong đó trung bình có 1.500-2.000 tấn chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại cần xử lý, tái chế.
Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nhưng, không phải loại rác nào cũng có thể xử lý theo kiểu chôn lấp, bởi có những loại rác không thể tiêu hủy hoặc có những loại rác nếu tiêu hủy rất nguy hại đối với môi trường không khí, đất và nước.
Việc tìm công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo trong một Hội nghị tại Bộ Xây dựng tháng 8/2014.
Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nhưng, không phải loại rác nào cũng có thể xử lý theo kiểu chôn lấp, bởi có những loại rác không thể tiêu hủy hoặc có những loại rác nếu tiêu hủy rất nguy hại đối với môi trường không khí, đất và nước.
Việc tìm công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo trong một Hội nghị tại Bộ Xây dựng tháng 8/2014.
Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)