Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hội thảo "Giảm phát thải cacbon trong các ngành sản xuất xi măng, thép và nhựa"

17/03/2023 8:09:29 AM

Ngày 16/3, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo “Giảm phát thải cacbon trong các ngành sản xuất công nghiệp: xi măng, thép và nhựa, do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp với Hiệp hội Thép, Xi măng và Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức.


Tại Hội thảo, ông Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sản xuất xi măng, thép và nhựa là những ngành thuộc 2 lĩnh vực phát thải khí nhà kính chính ở Việt Nam. Đây cũng là những đối tượng chính chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg yêu cầu thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ năm 2024 và đề xuất giảm phát thải khí nhà kính, biện pháp, giải pháp can thiệp.

Do đó, ông Linh cho rằng các đơn vị sản xuất xi măng, thép và nhựa dự kiến sẽ là các bên liên quan tích cực tham gia thị trường cacbon trong nước (thí điểm vào năm 2025) và các mô hình kinh tế tuần hoàn. Việc giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ cacbon thấp, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển thị trường cacbon trong nước và các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Ở góc độ Hiệp hội, ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước sản xuất xi măng lớn trên Thế giới. Trong quá trình phát triển, ngành Xi măng Việt Nam đã không ngừng hiện đại hóa công nghệ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, điện năng và đã đạt được những kết quả ban đầu khá tốt.

Theo ông Long, hiện đã có một số doanh nghiệp sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, tận dụng nhiệt thải lò nung phát điện, giảm chi phí năng lượng trong các khâu sản xuất. Nhờ đó, mức phát thải CO2 đã giảm dần và khả năng sẽ đạt các mục tiêu được nêu trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Long cũng chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết để có thể giảm mức phát thải CO2 trong sản xuất xi măng nhiều hơn nữa, tiến tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam vào năm 2050. Đó là tiếp tục đẩy nhanh các thành tựu đã đạt được trong những năm qua; xây dựng cơ chế tính bù trừ mức phát thải cacbon khi sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, đặc biệt là khi sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế nung clinker, xi măng. Bên cạnh đó, cần hình thành thị trường cacbon trong nước và trợ giá (từ nhà nước, đơn vị phát thải) cho các doanh nghiệp xi măng sử dụng chất thải trong sản xuất.

Ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm năng lượng (Enerteam) đánh giá, tiềm năng giảm phát thải CO2 cho các ngành công nghiệp (xi măng, thép, nhựa) của Việt Nam còn nhiều và khả thi triển khai. Theo đó, bên cạnh sự quan tâm đầu tư, áp dụng công nghệ của doanh nghiệp, cần có hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ và các cơ quan liên quan như: xây dựng định mức phát thải ngành và hướng dẫn kỹ thuật áp dụng; xây dựng năng lực và hỗ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhận dạng và nắm rõ các công nghệ khử cacbon phù hợp của ngành áp dụng vào doanh nghiệp mình. Ngoài ra còn cần thúc đẩy hỗ trợ tài chính xanh và sạch cho doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận và mạnh dạn áp dụng các công nghệ khử cacbon.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Khẩn trương bổ sung nguồn cát xây dựng cao tốc Bắc - Nam qua các tỉnh miền Tây ()

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2023 lần thứ nhất ()

TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 58.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2026 - 2030 ()

Điểm tin trong tuần ()

Phú Yên tổ chức đấu giá 10 mỏ khoáng sản khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường ()

Vicem ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Xây dựng số 1 ()

Quảng Nam: Doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng quy định về quản lý, khai thác khoáng sản ()

Phú Yên lập đoàn thanh tra các mỏ vật liệu xây dựng ()

Sở Xây dựng Hà Nội: Giá cát và đá tăng, thép giảm ()

Xi măng Bỉm Sơn muốn thoái vốn và thu hồi công nợ tại Công ty CP Xi măng Miền Trung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?