Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hoàn thiện Đề án Phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, định hướng 2045

14/12/2021 10:02:39 AM

Ngày 13/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị nghe báo cáo Đề án Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045. 

Theo đề án, đối tượng cụ thể, gồm xi măng; gạch gốm ốp lát; đá ốp lát; sứ vệ sinh; kính xây dựng; gạch đất sét nung; vật liệu xây không nung; vật liệu lợp; đá xây dựng; cát, sỏi xây dựng (cát tự nhiên và cát nhân tạo); vật liệu san lấp; bê tông; vôi công nghiệp; một số vật liệu hữu cơ, vật liệu thay thế, vật liệu đặc biệt cho khu vực biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Quan điểm phát triển của Đề án nhằm phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045 phải phù hợp với Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045 và các quy hoạch khác có liên quan. Đầu tư phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu của thị trường và các quy hoạch, đề án, kế hoạch; Không đầu tư các dự án sản xuất VLXD ở các vùng ảnh hưởng đến khu bảo tồn, di sản văn hóa, phát triển du lịch, an ninh quốc phòng. Tăng cường kiểm soát các dự án đầu tư và chuyển nhượng vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài ở các khu vực nhạy cảm ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng. Tiếp cận và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ mới trong sản xuất VLXD. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất VLXD với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh sản xuất các chủng loại VLXD có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất VLXD; phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp VLXD.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu kết luận Hội nghị.

Mục tiêu phát triển của đề án đưa ra là tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm VLXD có thế mạnh của tỉnh. Nghiên cứu phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh, trong khu vực và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng GRDP, nâng cao vị thế của ngành VLXD trong nền kinh tế. Phát triển VLXD đảm bảo nguồn VLXD cho xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, khu vực đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu VLXD. Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Đề án cũng đưa ra 7 giải pháp chính để thực hiện, gồm: Hoàn chỉnh cơ chế chính sách; đẩy mạnh phát triển thị trường; giải pháp về khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về nhân lực; giải pháp về môi trường và giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển VLXD.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đánh giá cao sự nỗ lực, khẩn trương của đơn vị tư vấn và Sở Xây dựng trong việc xây dựng dự thảo Đề án. Đồng thời, khẳng định sự cần thiết, phù hợp của Đề án đối với Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí giao Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn rà soát lại số liệu cho sát công suất, trữ lượng và nhu cầu thực tế; bám vào quyết định, văn bản của Trung ương, của tỉnh để phát triển sản phẩm lợi thế của ngành VLXD phù hợp. Đơn vị chủ trì Đề án cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các sở, ngành, đơn vị liên quan tại hội nghị để sửa đổi, hoàn thiện dự án theo hướng ngắn gọn, sát thực tế hơn. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về tính xác thực, chính xác của các số liệu phân tích trong đề án. Các sở, ngành, đơn vị liên quan góp ý vào đề án bằng văn bản, gửi về Sở Xây dựng hoàn thiện chỉnh đề án; trình UBND tỉnh trước ngày 25/12/2021.

ximang.vn (TH/ CTT Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Hội thảo “Sử dụng tro, xỉ trong bê tông và xi măng để tăng độ bền, giảm nguy cơ nứt" ()

Điểm tin trong tuần ()

Bộ Xây dựng tiếp tục cùng Vicem giải quyết vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh ()

Vicem Hoàng Thạch đề xuất xây dựng trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải lò nung ()

Vicem Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 ()

Bộ Tài chính đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ()

Điểm tin trong tuần ()

Nâng tuyến băng tải NM Xi măng Cẩm Phả phục vụ DA đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả ()

Công ty Xi măng FiCO Tây Ninh hỗ trợ BĐBP tỉnh Tây Ninh 2.000 bao xi măng ()

Vicem Hải Phòng kỷ niệm 16 năm Ngày ra mẻ clinker đầu tiên tại nhà máy mới ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?