Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Đồng Tháp kiến nghị nghiên cứu vật liệu thay thế do nguồn cung cát cạn kiệt

09/09/2022 7:55:18 AM

Ngày 8/9, ông Huỳnh Văn Nguyên, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp cho biết nguồn tài nguyên cát ngày càng cạn kiệt, hiện tỉnh đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu thực tế. Hiện khả năng cung ứng cát của Đồng Tháp đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu thực tế và sản lượng khai thác ở các năm tiếp theo sẽ tiếp tục bị cắt giảm.

Theo ông Nguyên, trong những năm gần đây các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng nhiều đập thủy điện, cùng với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho lượng nước từ thượng nguồn về sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm đồng thời lượng phù sa (trầm tích cát sông) bồi đắp hàng năm cũng giảm đi rất nhiều.

Còn các khu mỏ được cấp giấy phép khai thác đến nay trữ lượng còn lại trong từng khu mỏ rất ít và thực tế một số giấy phép (mỏ cát) đã hết trữ lượng, đạt cao trình cho phép theo quy hoạch đã phải dừng khai thác.

Năm 2022, UBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác cát sông với công suất khai thác khoảng 6 triệu m³/năm và dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm dần sản lượng khai thác trong các năm tiếp theo. Ước tính năm 2023 sẽ tiếp tục giảm thêm khoảng 2 triệu m³.


Khai thác mỏ cát trên sông Tiền (địa phận tỉnh Đồng Tháp).

Ông Nguyên cho biết, qua tổng hợp, nhu cầu cát của tỉnh Đồng Tháp năm 2022 - 2025 rất lớn, trung bình cần hơn 10 triệu m³/năm. Số liệu này chưa kể các công trình Trung ương qua địa bàn tỉnh, công trình ngoài tỉnh nhưng có yêu cầu cung cấp cát và công trình dân sinh trong tỉnh như cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (1,44 triệu m³) và cao tốc An Hữu - Cao Lãnh (1,37 triệu m³).

Trong năm 2022 khả năng cung ứng của tỉnh chỉ đạt khoảng 44,74% so với nhu cầu. Bên cạnh đó, trong năm 2021 và năm 2022, dù nguồn cung ứng cát trong tỉnh rất khan hiếm, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng đã ưu tiên cung ứng cho công trình trọng điểm của Trung ương qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp là dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, với tổng khối lượng cung ứng ưu tiên 1,227 triệu m³ cát.

Thời gian qua, một số địa phương và Bộ GTVT cũng đã đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp cung ứng cát cho các công trình bên ngoài tỉnh. Tuy nhiên thực tế hiện nay cung và cầu đã mất cân đối rất lớn, công trình có sử dụng cát ngày càng lớn, trong khi đó nguồn tài nguyên cát ngày càng cạn kiệt, không thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Do đó việc tỉnh cân đối để có thể cung ứng cát cho các công trình bên ngoài tỉnh gặp rất khó khăn, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp thông tin.

Trên cơ sở thực trạng hoạt động quản lý, khai thác nêu trên và nhu cầu vật liệu san lấp, xây dựng sắp tới và để đảm bảo cung cấp vật liệu cho các công trình trọng điểm của tỉnh và các công trình Trung ương trong và ngoài tỉnh, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (kể cả các tỉnh không có dự án đi qua) rà soát, huy động nguồn vật liệu san lấp để cung cấp đáp ứng nhu cầu chung trong khu vực, hoặc cục bộ trong thời gian ngắn hỗ trợ nguồn vật liệu cát san lấp cho các cao tốc của Trung ương.

Bên cạnh đó tỉnh kiến nghị giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành Trung ương làm việc với UBND các tỉnh có dự án của Trung ương đi qua địa bàn, có trách nhiệm rà soát (cấp mới, cấp lại giấy phép khai thác cát, đất), đảm bảo nguồn vật liệu cung ứng phục vụ công trình qua trên địa bàn tỉnh mình.

Đồng thời Đồng Tháp cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ sớm chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng đẩy nhanh nghiên cứu vật liệu khác thay thế cát nước ngọt (cát đồi, các nhiễm mặn, xỉ than...) để sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp; rà soát, giảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn vật liệu san lấp nhằm giảm áp lực phải cung cấp cát nước ngọt.

ximang.vn (TH/ PLO)

 

Các tin khác:

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild Hà Nội ()

Saint-Gobain Việt Nam chia sẻ giải pháp vữa tô gốc thạch cao ()

Ngày 13/9: Hội thảo "Vòi đốt đa kênh cho than nhiệt trị thấp/nhiên liệu thay thế" ()

Điểm tin trong tuần ()

Bình Định: Lúng túng khi công bố giá vật liệu xây dựng tại công trình ()

Kiểm soát chặt cát tạm nhập tái xuất ()

Chỉ số giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên vật liệu ()

Điểm tin trong tuần ()

Phú Yên: Tăng cường quản lý các điểm mỏ khoáng sản khai thác làm vật liệu xây dựng ()

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Vietbuild tại TP.HCM lần thứ 3 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?